Nội dung text Bài 11 Ôn tập chương 3.pdf
1 BÀI 11: ÔN TẬP CHƢƠNG 3 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT AMINE AMINO ACID PEPTIDE PROTEIN Khái niệm Dẫn xuất của ammonia. Trong đó nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia được thay thế bằng gốc hydrocarbon. Hợp chất tạp chức chứa nhóm amino và nhóm carboxyl. Cấu tạo từ các đơn vị -amino acid qua liên kết peptide. Hợp chất cao phân tử, được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide. Phân loại Theo bậc amine: Amine bậc 1, 2, 3; Theo gốc hydrocarbon: Alkylamine và arylamine. Protein đơn giản và protein phức tạp. Tính chất vật lí Một số amine có nguyên tử carbon nhỏ ở thể khí, tan tốt trong nước. Aniline là chất lỏng, ít tan trong nước. Chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao, thường tan tốt trong nước. Protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng hình cầu tan được trong nước tạo dung dịch keo.
2 Tính chất hóa học Amine có tính base yếu. Methylamine, ethylamine, ... có phản ứng tạo phức với Cu(OH)2. Amine bậc một phản ứng với nitrous acid. Aniline tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzne dễ hơn benzene. Có phản ứng đặc trưng của nhóm amino và nhóm carboxyl. Có tính lưỡng tính. Các - và -amino acid tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polyamide. Bị thủy phân một phần thành các peptide nhỏ hơn và bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các -amino acid. Tripeptide trở lên tham gia phản ứng màu biuret. Bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các - amino acid. Tạo sản phẩm rắn có màu vàng khi tác dụng với nitric acid đặc. Bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng. Tham gia phản ứng màu biuret. Điều chế Amine được điều chế bằng các alkyl hóa ammonia hoặc khử hợp chất nitro. Ứng dụng Aniline là nguyên liệu tổng hợp một số dược phẩm, phẩm nhuộm, polymer. Protein là một trong các nguồn thức ăn chính của con người, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể sống, có nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành công nghệ sinh học. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI CUỐI BÀI SGK – KNTT Câu 1. [KNTT - SGK] Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Hƣớng dẫn giải Chọn B. Các đồng phân cấu tạo của amine có công thức C3H9N: CH3-CH2-CH2-NH2: amine bậc 1. CH3-CH-(CH2)-CH3: amine bậc 1. CH3-CH2-NH-CH3: amine bậc 2. N(CH3)3: amine bậc 3. Câu 2. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím.
3 (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. (3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ. (4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hƣớng dẫn giải Chọn C. Bao gồm: (2), (3), (4) (1) Sai. Vì dung dịch ethylamine làm xanh giấy quỳ tím nhưng dung dịch aniline không làm quỳ tím chuyển màu (2) Đúng. Khi cho dung dịch methylamie vào dung dịch CuSO4 thì thấy xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan dần tạo phức chất có màu xanh lam. PTHH: CuSO4 + 2CH3NH2 + 2H2O (CH3NH3)2SO4 + Cu(OH)2. 4CH3NH2 + Cu(OH)2 [Cu(CH3NH2)4](OH)2. (3) Đúng. Vì khi cho dung dịch methylamie vào dung dịch FeCl3 thì thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. PTHH: FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O 3CH3NH3Cl + Fe(OH)3. (4) Đúng. Vì dung dịch nước bromine vàng nâu bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng. Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, aniline dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene hơn so với benzene, ưu tiên thế vào các vị trí ortho và para so với nhóm NH2. PTHH: Câu 3. [KNTT - SGK] Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử -amino acid. B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam. C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base. D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.
4 Hƣớng dẫn giải Chọn B sai. Vì protein không tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam Câu 4. [KNTT - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho: (a) dung dịch aniline vào dung dịch HCl. (b) dung dịch alanine vào dung dịch HCl. (c) dung dịch Gly-Ala vào dung dịch NaOH dư, đun nóng. Hƣớng dẫn giải (a) C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl. (b) H2N-CH(CH3)-COOH + HCl ClH3N-CH(CH3)COOH. (c) Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O. Câu 5. [KNTT - SGK] Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các dipeptide và tripeptide nào? Hƣớng dẫn giải Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các: - Dipeptide: Ala-Gly, Gly-Glu, Glu-Val. - Tripeptide: Ala-Gly-Glu, Gly-Glu-Val. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Câu 1. Ở điều kiện thường, aniline là chất lỏng, ít tan trong nước. A. Công thức của aniline là C6H5NH2. B. Có thể phân biệt phenol và aniline bằng cách cho tác dụng với dung dịch acid HCl. C. Dung dịch aniline làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. D. Dung dịch aniline phản ứng với nước bromine tạo kết tủa trắng. Hƣớng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng vì phenol không tác dụng với acid HCl, còn aniline tác dụng được với acid để tạo muối. c. Sai vì dung dịch aniline làm quỳ tím chuyển màu. d. Đúng.