Nội dung text 4022. Sở Hà Tĩnh.pdf
- Nguồn điện không đổi 12 V. - Bảng nhựa, băng dính, dây nối. Thực hiện (như Hình a): Bước 1: Cố định hai thanh đồng (1), (2) đường kính 2 mm lên bảng nhựa cách điện bằng băng dính. Bước 2: Đặt hai thanh đồng đường kính 0,5 mm lên hai thanh đồng (1), (2) (khoảng cách giữa chúng không quá 1 cm ). Bước 3: Sau đó nối hai thanh đồng (1) và (2) vào nguồn điện. (Lưu ý: Đây là hiện tượng đoản mạch nên chỉ đóng mạch, quan sát trong thời gian ngắn 1 đến 2 giây). a) Tương tác giữa hai dòng điện (4), (5) là tương tác từ. b) Từ trường do dòng điện (4) gây ra tại A có phương vuông góc mặt phẳng chứa các dây dẫn, chiều hướng vào trong mặt phẳng hình vẽ. c) Lực từ do dòng điện (4) tác dụng lên dòng điện (5) làm cho dòng điện (5) bị đẩy ra. d) Bố trí thí nghiệm như Hình b . Lực từ tác dụng làm cho hai dòng điện (4) và (5) bị hút vào. Câu 2: Các tính chất của phân rã phóng xạ được ứng dụng để chế tạo Pin nguyên tử. Pin nguyên tử có độ tin cậy cao, dung lượng pin có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài khi sử dụng nguồn phóng xạ có chu kì bán rã lớn. Pin thường được sử dụng cho các nhiệm vụ đòi hỏi yêu cầu cao như thiết bị y tế, các chuyến du hành vũ trụ dài ngày. Một Pin nguyên tử có các thông số kĩ thuật cho ở hình bên. Biết chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ sử dụng là 87,7 năm. a) Pin nguyên tử này sử dụng đồng vị phóng xạ ̣ 238Pu . b) Thông số 2,5Ci cho biết độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ tại thời điểm ban đầu đưa vào pin. c) Pin được sử dụng cho thiết bị điều hòa nhịp tim trong cơ thể bệnh nhân. Suất điện động của pin ti lệ thuận với độ phóng xạ. Người ta sẽ thay pin khi công suất giảm 50% so với giá trị công suất ban đầu. Sau 43,3 năm người bệnh cần mổ để thay pin nguyên tử cho thiết bị điều hòa điện tim. d) Biết 1 năm có 365 ngày; 23 1 10 N 6,02 10 mol ;1Ci 3,7 10 Bq A − = = . Khối lượng tối thiểu của đồng vị phóng xạ đưa vào pin xấp xỉ là 0,05 g . Câu 3: Để khảo sát quá trình truyền nhiệt năng và chiều truyền nhiệt năng giữa hai vật tiếp xúc nhau. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sử dụng các dụng cụ và cách tiến hành như hình dưới: Dụng cụ: - Cốc nhôm đựng khoảng 200 ml nước ở nhiệt độ khoảng 40 C (1). - Bình cách nhiệt đựng khoảng 500 ml nước ở nhiệt độ khoảng 70 C (2). - Hai nhiệt kế (3). Tiến hành: - Đặt cốc nhôm vào trong lòng bình cách nhiệt như hình vẽ. - Quan sát số chỉ của các nhiệt kế để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước trong bình và trong cốc từ khi bắt đầu thí nghiệm. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. a) Khi số chỉ hai nhiệt kế bằng nhau thì các số chì này gần như không thay đổi nữa, điều này chứng tỏ các vật có cùng nhiệt độ không truyền nhiệt cho nhau. b) Số chỉ nhiệt kế trong cốc (1) tăng, số chỉ nhiệt kế trong bình (2) giảm chứng tỏ nhiệt lượng truyền từ vật nóng sang vật lạnh. c) Dụng cụ đo có độ chính xác tương đối cao. Khi cân bằng nhiệt, số chỉ các nhiệt kế có giá trị nằm trong khoảng 50 C đến 55 C . d) Số chỉ nhiệt kế trong cốc (1) tăng với tốc độ chậm hơn số chi nhiệt kế trong bình (2) giảm xuống.
Câu 4: Phong vũ biểu thủy ngân được phát minh bởi Evangelista Torricelli vào năm 1643, là thiết bị dùng để đo áp suất khí quyển. Nó gồm một ống thủy tinh dài khoảng 80 90 cm − , một đầu kín, đầu còn lại nhúng vào chậu chứa thủy ngân như hình bên. Số chỉ phong vũ biểu được xác định bằng chiều cao cột thủy ngân trong ống so với mặt thoáng thủy ngân trong chậu. Xem nhiệt độ không đổi. Thể tích thủy ngân trong ống rất nhỏ so với thể tích thủy ngân trong chậu. a) Áp suất khí quyển bằng áp suất ở lớp màng đàn hồi. b) Khi trong khoảng chân không của phong vũ biểu có lọt vào một ít không khí, khi đó phong vũ biểu có số chỉ nhỏ hơn áp suất thực của khí quyển. c) Xét lượng khí bị lọt vào trong ống, ta có thể áp dụng định luật Boyle cho khối khí. d) Vì khí lọt vào ống nên khi áp suất khí quyển là 760 mmHg , phong vũ biểu chi 748 mmHg , chiều dài khoảng chân không là 52 mm. Áp suất của khí quyển khi phong vũ biểu này chỉ 750 mmHg là 765 mmHg. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Hai hạt nhân có số khối lần lượt là 1 A = 27 và 2 A = 8 . Tỉ số bán kính 1 2 R R của chúng là bao nhiêu? Câu 2: Một nhà máy điện hạt nhân dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân 235 92 U với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt 235 92 U phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV , mỗi tháng ( 30 ngày) hoạt động nhà máy tiêu thụ một khối lượng 235 92 U nguyên chất là 213 kg. Công suất phát điện của nhà máy là bao nhiêu GW (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 3: Trong một giờ thực hành, một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm làm đông đặc nước không cần dùng tủ lạnh như sau: Dùng một bình đựng 0,300 kg nước tinh khiết ở 0C , sau đó hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 5 3,34.10 J / kg và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 6 2,48 10 J / kg . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Khối lượng nước được làm đông đặc trong bình là bao nhiêu g? (Làm tròn đến phần nguyên). Câu 4: Trong xi lanh động cơ của ô tô hãng Toyota Yaris (2NR - FE) có 3 374 cm hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 30 C . Pit-tông nén xuống làm thể tích của hỗn hợp còn 3 32,5 cm và áp suất đạt 25 atm. Nhiệt độ hỗn hợp khí khi đó là bao nhiêu C ? (Làm tròn đến phần nguyên). Sử dụng các thông tin sau cho câu 5 và câu 6: Pháo điện từ (Railgun) là một công nghệ vũ khí tiên tiến sử dụng lực điện từ để bắn đầu đạn với tốc độ siêu thanh, động năng lớn thu được giúp tăng tầm bắn và sức công phá của súng mà không cần thuốc nổ. Cấu tạo gồm hai thanh ray kim loại song song nằm ngang nối với nguồn điện mạnh và một thanh dẫn (đầu đạn) đặt vuông góc với hai ray. Khi dòng điện chạy qua hệ thống, từ trường mạnh xuất hiện, tạo lực từ đẩy thanh dẫn làm đầu đạn di chuyển với tốc độ rất cao (hình dưới). Giả sử một súng điện từ loại nhỏ dùng cho thí nghiệm có khoảng cách hai ray (chiều rộng đạn pháo MN ) là 5 cm , cấp nguồn tạo dòng điện 10 kA , từ trường do hệ thống tạo ra xem như đều có độ lớn 0,16 T , vuông góc với mặt phẳng hai ray. Đạn pháo chuyển động không vận tốc đầu, trượt trên ray dài 1,5 m. Câu 5: Độ lớn lực từ tác dụng lên đạn pháo là bao nhiêu niutơn? Câu 6: Động năng mà đạn pháo thu được ngay khi rời khỏi đường ray là bao nhiêu jun? Bỏ qua mọi mất mát năng lượng.