PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 11. CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG NHIỆT -NỘI NĂNG.docx

CHỦ ĐỀ NHIỆT NĂNG CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG NHIỆT – NỘI NĂNG A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng. - Nêu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng. - Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng (có thể sử dụng joulemeter hay oát kế (wattmeter). B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử - Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh. - Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử và nguyên tử. Đường đi của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brown Va chạm của các phân tử nước vào hạt phấn hoa II. Khái niệm năng lượng nhiệt Vì nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh nên chuyển động này của các phân tử, nguyên tử được gọi là chuyển động nhiệt Năng lượng nhiệt là năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt. Nhiệt lượng: phần năng lượng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền năng lượng nhiệt. - Mọi vật đều có nhiệt năng. Khi làm tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại
Sự truyền nhiệt: sự truyền năng lượng nhiệt. III. Khái niệm nội năng 1. Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử a. Động năng - Phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên chúng có động năng - Phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn b. Thế năng - Thế năng là năng lượng mà vật có được nhờ tương tác với các vật khác 2. Nội năng - Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật 3. Sự tăng, giảm nội năng - Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên, nội năng của vật tăng Nhiệt độ càng cao, năng lượng nhiệt càng lớn=> các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh=>nội năng càng lớn. IV. Đo năng lượng nhiệt
Dụng cụ đo năng lượng nhiệt ở t 1 đến t 2 bằng oát kế
C. LUYỆN KỸ NĂNG DẠNG 1. BÀI TẬPTÍNH CHẤT NGUYÊN TỬ VÀ PHÂN TỬ I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. (Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại) - Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi Hình 1.1. Các loại kính hiển vi Hình 1.2. Nguyên tử silic và nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đại - Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.    + Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.    + Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.