Nội dung text BÀI 46 CÂN BẰNG TỰ NHIÊN (TIẾT 2).pdf
Sở GD&ĐT:.................................................... Trường:.......................................................... Giáo viên:........................................................ BÀI 46: CÂN BẰNG TỰ NHIÊN (TIẾT 2) (KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – KNTT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết: - Trình bày được nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên và các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên - Vận dụng kiến thức liên hệ giải quyết tình huống thực tế 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Hiểu và thực hiện được các nội dung bài học theo kiến thức sách giáo khoa. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn hóa học
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu, bản mềm powerpoint. 2. Giấy khổ lớn hoặc bảng để học sinh hoạt động nhóm. 3. Phiếu học tập: BÀN TRÒN TRI THỨC Nhóm:....... Câu 1: Nếu bị tác động quá mạnh, quần thể và quần xã không phục hồi được dẫn đến hậu quả gì? ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Câu 2: Những nguyên nhân nào tác động gây mất cân bằng tự nhiên? ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên? ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................
......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... 4. Phần thưởng: viết, quyern vở, bút dạ quang
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC (5 phút) Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: GV hướng dẫn các em chơi trò chơi, giúp tạo không khí vui vẻ, phấn khởi để vào bài mới b) Nội dung: - Tiến hành trò chơi “Hộp quà bí mật” - Luật chơi: GV chọn các HS bất kì để tham gia trò chơi, HS chọn câu hỏi, trả lời đúng sẽ nhận được phần quà tương ứng c) Sản phẩm: đáp án từ câu trả lời của học sinh Câu 1: Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhát với điều kiện sống được gọi là? Đáp án: Cân bằng tự nhiên Câu 2: Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, quần thể làm gì để trở về trạng thái cân bằng của quần thể? Đáp án: Tự điều chỉnh số lượng cá thể Câu 3: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia được gọi là? Đáp án: Khống chế sinh học Câu 4: Nêu một ví dụ của hiện tượng khống chế sinh học Đáp án: Ví dụ: Vào ngày mùa, lúa tốt tươi, chuột đồng có nhiều thức ăn phát triển nhanh về số lượng. Chuột làm thức ăn cho rắn nên số lượng rắn tăng lên. Câu 5: Nêu một ví dụ của cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái? Đáp án: Ví dụ: Những cây ưa sáng như gỗ lớn thường mọc vươn lên cao, các cây ít cần ánh sáng hơn như cây bụi, câu cỏ thường mọc thấp bên dưới Từ đây GV dẫn dắt vào bài học: Em hãy dự đoán khi quần thể bị tác động quá mạnh không thể quay lại trạng thái cân bằng thì sẽ như thế nào?