PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CDV_K12_Bài ôn tập giữa kỳ 1.doc

1 BÀI ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 ( Bộ Cánh diều) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm củng cố lại những kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học học kỳ I lớp 12; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá các hiện tượng kinh tế, các hoạt động kinh tế của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới : Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những hiện tượng, các hoạt động của nền kinh tế đang diễn ra xung quanh mình, nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, phù hợp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân, có những suy nghĩ và định hướng về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra trường, biết điều chỉnh bản thân mình để bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế sau này 3. Phẩm chất: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết quả cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Bài 3: Bảo hiểm Bài 4: An sinh xã hội III. HÌNH THỨC ÔN TẬP: 1. Củng cố kiến thức cơ bản - Giáo viên củng cố lại các kiến thức cơ bản của từng bài dưới dạng sơ đồ tư duy - Khắc sâu những kiến thức cần nhớ để ôn tập và kiểm tra 2. Luyện tập một số dạng câu hỏi ôn tập - Câu hỏi trắc nghiệm - Câu hỏi tình huống III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học trong nửa đầu học kỳ 1 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”
2 Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài số 4 d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “nhanh tay nhanh mắt” Luật chơi: - Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A và B. Trong vòng 5 phút các em lần lượt lên bảng những đơn vị kiến thức mà mình đã được học - Đại diện nhóm lên trình bày những sản phẩm mà nhóm mình tìm được. Thực hiện nhiệm vụ - HS tiến hành chia nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm - Các thành viên tham gia làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Báo cáo và thảo luận - Các học sinh trong nhóm lần lượt lên trình bày - Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời. Kết luận, nhận định - Gv nhận xét, đánh giá, về mặt nhận thức của học sinh đối với các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 2. Hoạt động 2: Khám phá Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư để củng cố lại các đơn vị kiến thức đã học a. Mục tiêu: - HS củng cố lại được các đơn vị kiến thức đã học trong các bài 1 đến bài 4 b. Nội dung: - GV cho học sinh thảo luận nhóm mỗi nhóm sẽ tiến hành vẽ sơ đồ tư duy cho 1 bài - Học sinh làm việc theo nhóm c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh - Học sinh chỉ ra được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài để củng cố bài học d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà theo các nhóm Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Bài 3: Bảo hiểm Bài 4: An sinh xã hội Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin, làm việc theo nhóm, các nhóm trình bày ra tờ giấy A0 để chuẩn bị trình bày vào tiết sau - Khuyến khích các cách trình bày sáng tạo và độc đáo Báo cáo và thảo luận - Giáo viên yêu cầu từng nhóm trả lời kết quả làm việc của nhóm mình. - Giáo viên đánh giá kết quả của từng nhóm Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp..... Giới thiệu một số sơ đồ tư duy để tham khảo Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Luyện tập câu hỏi trắc nghiệm và tình huống a. Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể - Giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tiễn b. Nội dung: - GV cho học sinh làm việc cá nhân, các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
3 - Học sinh trả lời được câu hỏi, biết vận dụng các kiến thức để có thể giải quyết các tình huống trong thực tiễn d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh làm một số bài tập dưới đây Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc câu hỏi, ghi kết quả làm bài vào vở - Trao đổi thảo luận với các bạn xung quang về kết quả làm bài của mình Câu 1: Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là A. tổng thu nhập quốc nội ( GDP). B. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người. D. tổng thu nhập quốc dân ( GNI). Câu 2: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế? A. Mức sống bình dân. B. Tiến bộ xã hội. C. Cơ cấu dòng tiền. D. Tăng trưởng dân số. Câu 3: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc nội. B. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc dân. D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. Câu 4: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần A. tăng tỷ lệ đói nghèo đa chiều. B. gia tăng phân hóa giàu nghèo. C. giải quyết tốt vấn đề việc làm. D. gia tăng lệ thuộc vào thế giới. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về phát triển kinh tế? A. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại. B. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế D. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Câu 6: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Tập trung đến sự tiến bộ về phân phối thu nhập. B. Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường. C. Sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế. D. Chú trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. B. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng. D. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Câu 8: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây? A. Thực hiện phân phối công bằng. B. Nâng cao mức sống người dân. C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. D. Thu hẹp khoảng cách các vùng. Câu 9: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần tạo ra A. nhiều cơ hội việc làm. B. nhiều lãnh thổ mới. C. những đảng phái mới. D. những chủng tộc mới. Câu 10: Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại lợi ích nào dưới đây? A. Lệ thuộc tài chính vào nước lớn. B. Tận dụng được nguồn tài chính.
4 C. Mở mang thêm phạm vi lãnh thổ. D. Được chuyển lên thành nước lớn. Câu 11: Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, xét về cấp độ hợp tác đây là hình thức hợp tác A. toàn cầu. B. song phương. C. khu vực. D. châu lục. Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn. B. Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài. C. Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. D. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế là con đường ngắn nhất để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Câu 13: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, mỗi quốc gia cần dựa vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Có cùng lịch sử hình thành. B. Tôn trọng độc lập chủ quyền. C. Tương đồng trình độ phát triển. D. Có sự tương đồng về tôn giáo. Câu 14: Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, việc tham gia của mỗi quốc gia không được thực hiện ở cấp độ nào dưới đây? A. Quy chế miễn thị thực. B. Liên minh kinh tế. C. Thị trường chung. D. Liên minh thuế quan. Câu 15: Ngày 14/1/1998, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việc gia nhập ASEAN là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Toàn quốc. B. Toàn cầu. C. Song phương. D. Khu vực. Câu 16: Hội nhập kinh tế là quá trình một quốc gia thực hiện việc gắn kết nền kinh tế của mình với A. người đứng đầu chính thủ. B. nguyên thủ của một nước. C. một nhóm người. D. các quốc gia khác. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia? A. Thu hút vốn đầu tư. B. Mở rộng thị trường. C. Mở rộng biên giới. D. Tạo nhiều việc làm. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để phát triển B. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất trong nước. C. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. D. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài. Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là sai khi quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. B. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. C. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới. D. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.