Nội dung text ĐỀ GMHS Y5 - 2016
BỘ CÂU HỎI GMHS 2015-2016 Lưu ý: Ký hiệu S = chọn một câu đúng nhất (Single), Ký hiệu M = chọn nhiều câu đúng (Multiple) 1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: (S) a.Chỉ thực hiện được ở các cuộc mổ chương trình. b.Chỉ có bác sĩ gây mê hồi sức có nhiệm vụ thực hiện c.Cần thực hiện ở mức tối thiêu cho tất cả các cuộc mổ. d.Cần phối hợp nhiều chuyên khoa để chuẩn bị tốt nhất cho bệnh nhân. e.Chỉ cần phối hợp giữa bác sĩ và điều dưỡng để thực hiện. 2. Các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó, CHỌN CÂU SAI: (S) a. Mặt to. b.Răng hô. c.Lưỡi dày. d.Cằm lẹm. e.Cổ ngắn. 3. Đánh giá bệnh nhân theo ASA II: (S) a. Bệnh nhân khỏe mạng, không có bệnh kèm theo. b. Bệnh nhân mắc bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến chức năng cơ quan. c.Bệnh nhân mắc các bệnh nặng thường xuyên đe dọa tính mạng. d. Bệnh nhân mắc bệnh có kèm các yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó. e. Bẹnh nhân có bệnh nặng làm ảnh hưởng đến chức năng cơ quan. 4. Một bệnh nhân được chẩn đoán l2 sỏi kẹt cổ túi mật gây đau phải mổ khẩn, có tiền căn cao huyết áp điều trị thuốc hàng ngày, hiện tại huyết áp được duy trì ổn định. Đánh giá bệnh nhân theo ASA: (S) a.II. b.III. c.IV. d.II E. e.III E. 5. Liên quan đến việc cho người bệnh nhịn ăn uống trước mổ: (M) , chọn câu sai: a.Nhịn ăn uống trước mổ có mục đích làm giảm thể tích dạ dạy và nhờ thế giảm nguy cơ hít chất ói. b.Các loại dịch trong (nước, nước trái cây không bã, nước trà) hoàn toàn ra khỏi dạ dày 2 giờ sau khi uống. c.Sữa bọ được xếp vào loại thực phẩm đặc, cần 6 giờ mới hoàn toàn ra khỏi dạ dày. d.Cần cho người bệnh ăn 6. Sự làm trống dạ dày bị kéo dài ở các tình huống sau đây, ngoại trừ: (S) a.Tiểu đường kiểm soát kém. b.Sử dụng các chất opioids. c.Sử dụng thuốc metochlopramide. d.Tăng áp lực ổ bụng (có thai, béo phì) gây trào ngược thụ động. e.Chấn thương sọ não. 7. Cho biết nguyên nhân hàng đầu của biến chứng gây mê: (S) a.Loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền. b.Biến chứng hô hấp. c.Máy móc bị hư hỏng. d.Sốc phản vệ. e.Cơn co giật. 8. Thuốc mê tĩnh mạch: (S) a.Thuốc mê chỉ dùng duy nhất qua đường tĩnh mạch. b.Có thể dùng qua đường tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt. c.Có thể dùng qua đường hô hấp. d.Không phải là thuốc an thần hay thuốc ngủ. e.Tất cả các câu trên đều đúng. 9. Liên quan đến tác dụng hô hấp của thuốc dùng khi gây mê: (S) a.Thuốc dãn cơ gây thở chậm. b.Các thuốc phiện gây thở nhanh. c.Bệnh nhân bị mất đáp ứng với thiếu oxy và ứ thán khí. d.Các thuốc mê dùng đơn thuần không gây nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp trên. e.Các thuốc mê hô hấp làm tăng thể tích cặn chức năng. 10. Thuốc tê nào có độc tính trên hệ tim mạch nhiều nhất: (S) a.Thuốc tê Mepivacaine. b.Thuốc tê Lidocaine. c.Thuốc tê Levobupivacaine. d.Thuốc tê Bupivacaine. e.Thuốc tê Ropicacaine. 11. Trong gây tê dưới màng nhện (tê tủy sống), chống chỉ định tuyệt đối: (S) a.Có triệu chứng tăng áp lực nội sọ. b.Nhiễm trùng nơi định chọc dò tủy sống. c.Rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông. d.Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê định dùng. e.Tất cả câu trên đều đúng.
12. Trong gây tê tủy sống, tác dụng không mong muốn nào thường gặp: (S) a.Có dấu hiệu bất thường về vận động. b.Nhiễm trùng vùng thấp của cơ thể phía dưới nơi chọc dò. c.Thay đổi về mạch, huyết áp trong khi thuốc tê tác dụng. d.Bệnh nhân có rối loạn về tri giác. e.Tất cả câu trên đều đúng. 13. Trong gây tê tủy sống, biến chứng nào nguy hiểm nhất: (S) a.Nhiễm trùng cơ quan tuần hoàn: nội tâm mạc. b.Nhiễm trùng cơ quan hô hấp. c.Nhiễm trùng cơ quan tiết niệu. d.Nhiễm trùng cơ quan tiêu hóa. e.Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. 14. Nôn ói hậu phẫu thường ít gặp và bệnh nhân thường tỉnh sớm hơn so với các thuốc còn lại khi sử dụng thuốc này: (S) a. Enflurane. b.Ketamine. c.Morphine. d.Propofol. e.Remifentanil. 15. Ngoài tác dụng gây mê, ketamin còn có gây tác dụng sau: (S) a.Gây chậm nhịp tim. b.Giảm đau, ngừa tăng đau sau mổ. c.Tụt huyết áp. d.Cứng cơ. e.Ức chế hô hấp. 16. Thuốc tiền mê có thể là thuốc sau: (S) a.An thần, giảm lo, gây quên. b.Chống nôn. c.Chống tăng tiết đàm, chất tiết. d.Kháng acid. e.Các loại thuốc trên. 17. Trong các thuốc dưới đây, thuốc nào được lựa chọn để hóa giải thuốc benzodiazepine: (S) a. Flumazenil. b.Prostigmine. c.Naloxone. d.Ketamine. e.Atracurium. 18. Trong các thuốc dưới đay, thuốc nào được lựa chọn nhiều hơn để khởi mê trên bệnh nhân mạch vành: (S) a.Propanol. b.Thiopental. c.Isofurane. d.Etomidate. e.Ketamine. 19. Điều kiện để rút nội khí quản: a.Bệnh nhân tỉnh táo. b.Bệnh nhân mê sâu. c.Bệnh nhân còn mê nhưng đã có phản xạ hầu họng. d.Câu A và C đúng. e.Câu A và b đúng. 20. Những tai biến và biến chứng trong lúc gây mê thường gặp nhất là do: (S) a.Bệnh nhân bị tuột khỏi hệ thống máy gây mê. b.Không tôn trọng các nguyên tắc an toàn. c.Người gây mê thiếu kinh nghiệm gây mê. d.Do bất cẩn khiến lưu lượng khí mê và oxy biến đổi bất thường. e.Người gây mê trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ. 21. Tai biến trong gây mê thường xảy ra trong giai đoạn nào nhất: (S) a.Giai đoạn khởi mê. b.Giai đoạn duy trì mê. c.Giai đoạn hồi tỉnh. d.Câu A và C đúng. e.Cả ba câu A, B, C đều đúng. 22. Phương pháp điều trị đau phổ biến nhất (S): a.Đơn trị liệu. b.Đa phương thức. c.Dùng đường uống. d.Gây tê ngoài màng cứng. e.Dùng dường tiêm bắp. 23. Điều trị đau sau mổ cho bệnh nhân cắt ruột thừa nội soi, lựa chọn phù hợp nhất: (S) a.Thuốc á phiện phối hợp với paracetamol đường uống. b.Thuốc á phiện đơn thuần. c.Thuốc á phiện phối hợp với paracetamol đường tĩnh mạch. d.Giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. e.Thôi miên để giảm đau. 24. Thuốc mê hô hấp nào hiện nay đang được sử dụng: (M) a.Isofuran. b.Sevofluran. c.Halothan. d.Nitrite Oxit. e.Ether. 25. Thuốc tê nào sau đây có tác dụng điều trị rối loạn nhịp tim: (S) a.Bupivacain. b.Levobupivacain. c.Lidocain. d.Ropivacain.
e.Tất cả các câu trên đều đúng. 26. Thuốc giảm đau họ á phiện (morphine , sulfetanil, fetanyl) dùng trong GMHS với mục đích chính là: (S) a. An thần. b.Giảm đau. c.Dãn cơ. d.Gây ngủ. e.Tất cả các mục đích kể trên. 27. Thuốc dãn cơ nào sau đây thuộc nhóm dãn cơ khử cực: (S) a.Atracurium. b.Vencuronium. c.Suxamethonium. d.Rocuronium. e.Pancuronium. 28. Thuốc dãn cơ được lựa chọn trên bệnh nhân có bệnh lý gan thận: (S) a. Atracurium. b.Vecuronium. c.Suxamethonium. d.Rocuronium. e.Pancuronium. 29. Phân loại bệnh nhân theo ASA III: (S) a.Bệnh nhận có bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan. b.Bệnh nhân có bệnh nặng đe dọa tính mạng. c.Bệnh nhân không có bệnh lý kèm theo. d.Bệnh nhân có bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến chức năng cơ quan. e.Bệnh nhân có bệnh nặng phải mổ cấp cứu. 30. Chăm sóc bệnh nhân sau gây tê, chọn câu sai: (S) a. Những bệnh nhân tiền mê sau gây tê cũng nên được cung cấp oxy. b. Mức độ cảm giác, vận động nên được ghi nhận sau gây tê để theo dõi thời gian giảm mức độ tê. c. Chú ý lót các điểm tỳ đè cẩn thận đề phòng tổn thương thần kinh do chi không cử động và mất cảm giác. d. Huyết áp nên được theo dõi sát sau gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng. e. Luôn luôn đặt thông tiểu cho bệnh nhân khi gây tê tủy sống. 31. Nguyên nhân thường gặp khi bệnh nhân tỉnh mê chậm sau gây mê là: (S) a. Rối loạn chuyển hóa. b.Đột quỵ. c.Hạ thân nhiệt. d.Tăng đường huyết. e.Tồn đọng thuốc mê, an thần, giảm đau. 32. Các yếu tố thuận lợi làm hạ thân nhiệt bệnh nhân, ngoại trừ: (S) a.Thời gian mổ dài. b.Nhiệt độ phòng mổ thấp. c.Phơi bày phẫu trường rộng. d.Không sưởi ấm dịch. e.Đắp chăn, sưởi đèn. 33. Các phương pháp dự phòng nôn ói hậu phẫu: (S) a.Nhịn ăn uống. b.Bù đủ dịch trước và trong mổ. c.Châm cứu. d.Thuốc: Ondensetron, Dexamethsone. e.Các câu trên đều đúng 34. Tiêu chuẩn rời khỏi phòng hồi tỉnh bao gồm, ngoại trừ: (S) a.Tỉnh táo hoàn toàn. b.Dấu hiệu sinh tồn ổn định ít nhất 15 – 30 phút. c.Khả năng bảo vệ đường thở tốt. d.Bệnh nhân ăn uống lại bình thường. e.Có khả năng gọi khi cần giúp đỡ. 35. Các yêu cầu an toàn trong khu vực phòng mổ bao gồm: (S) a.An toàn về nhiễm khuẩn. b.An toàn về cháy nổ. c.An toàn về điện giật, phỏng. d.Tất cả 3 câu trên đều sai. e.Tất cả 3 câu trên đều đúng. 36. Qui định luồng lưu thông trong khu vực phòng mổ: (S) a. Hai luồng thông “sạch” và “bẩn” không được đan chéo nhau. b. Phân biệt hai khu vực “sạch” và “bẩn” trong khu vực phòng mổ bằng màu sắc. c. Luồng lưu thông “hai chiều” dùng cho nhân viên y tế, dụng cụ sạch ra vào phòng mổ. d. Luồng lưu thông “một chiều” từ phòng mổ ra để chuyển dụng cụ bẩn ra khỏi khu vực phòng mổ. e. Tất cả các câu trên đều đúng. 37. Để đảm bảo an toàn về nhiễm khuẩn, cần phải: (S) a.Rửa tay sau khi thay trang phục phòng mổ trước khi vào khu vực phòng mổ. b.Không mặc các y phục đã mặc trong khi vực phòng mổ đi ra khu vực ngoài. c.Sàn, tường phòng mổ phải được chà rửa thường xuyên. d.Tất cả các câu trên đều sai. e.Tất cả các câu trên đều đúng. 38. Khoa GMHS có các nhiệm vụ sau đây: (S) a.Khám trước gây mê để chuẩn bị BN trước mổ. b.Thực hiện vô cảm toàn thân, vô cảm vùng cho BN.