Nội dung text Bài 3. Ôn tập.docx
cuộc sông mà tạo hóa ban tặng. Thông qua các văn bản đã học, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập củng cố lại chủ đề đã học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1. + Trình bày khái niệm luận đề và luận điểm. + Bằng chứng khách quan là gì? + Thế nào là ý kiến, đánh giá chủ quan? + Xác định nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. 1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận - Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận. - Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề. Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng. 2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận - Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế. - Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan. - Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:
Bằng chứng khách quan Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện… Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.