PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUONG 2 HOA 12- DE 3.docx

1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 2: CARBOHYDRATE Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tinh bột và cellulose đều không thuộc loại A. monosaccharide. B. glucide. C. polysaccharide. D. carbohydrate. Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO 2 và A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 COOH. C. HCOOH. D. CH 3 CHO. Câu 3 (SBT – KNTT). Saccharose thuộc loại carbohydrate nào sau đây? A. Monosaccharide. B. Disaccharide. C. Polysaccharide. D. Oligosaccharide. Câu 4 (SBT – KNTT). Thuỷ phân một phân tử saccharose tạo thành A. hai phân tử glucose. B. một phân tử glucose và một phân tử fructose. C. hai phân tử fructose. D. một phân tử galactose và một phân tử glucose. Câu 5 (SBT – KNTT). Phát biểu nào sau đây về cellulose không đúng? A. Không tan trong nước. B. Là nguồn nguyên liệu sản xuất giấy. C. Có thể phản ứng với HNO 3 tạo cellulose nitrate. D. Phản ứng màu với dung dịch iodine. Câu 6 (SBT – CD).Tinh bột và cellulose là các polymer lần lượt tạo bởi các mắt xích A.  -fructose và  -glucose. B.  -fructose và  -glucose. C.  -glucose và  -glucose. D.  -glucose và  -fructose. Câu 7 (SBT – CTST). Phát biểu nào sau đây không đúng về glucose và fructose? A. Chúng đều có công thức phân tử C 6 H 12 O 6 . B. Chúng đều là các hợp chất carbohydrate. C. Chúng đều là các monosaccharide. D. Chúng có tính chất hoá học tương tự nhau. Câu 8 (SBT – CD). Khi đun nóng dung dịch chứa carbohydrate X và Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm, X có phản ứng với Cu(OH) 2 tạo kết tủa đỏ gạch. X không thể là A. saccharose. B. glucose. C. fructose. D. maltose. Câu 9. (SBT – CD). Polymer là nguồn carbohydrate dự trữ có trong cơ thể động vật và được tạo thành từ các đơn vị glucose là A. cellulose. B. amylose. C. amylopectin. D. glycogen. Câu 10: Trong công thức cấu tạo dạng mạch vòng  - glucose như sau: Mã đề thi 217
2 O OH OH 1 23 4 5 6 OH OH OH  - glucose Nhóm –OH hemiacetal là –OH gắn ở carbon số mấy? A. 2 B.3 C.4 D.1 Câu 11. Dung dịch saccharose tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do: A. Đã có sự tạo thành aldehyde sau phản ứng. B. Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose và fructose. C. Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose. D. Saccharose bị thuỷ phân tạo thành fructose. Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai? A. Thủy phân saccharose chỉ thu được glucose. B. Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. C. Cellulose và tinh bột đều thuộc loại polysaccharide. D. Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh. Câu 13 (SBT – CTST). Mạch nha là tên gọi khác của carbohydrate nào sau đây? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 14. Polysaccharide X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y có tính chất của alcohol đa chức. B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y bằng 342. D. X dễ tan trong nước. Câu 15. (SBT – CTST). Chất nào sau đây không phải polymer sinh học? A.Tinh bột. B. Cellulose. C. Glucosamine. D. Chitin. Câu 16. Cho các phát biểu sau về ứng dụng và trạng thái tự nhiên của glucose và fructose (a) Cả glucose và fructose đều là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt. (b) Glucose có nhiều trong quả chín (nhất là nho chín), fructose có nhiều trong mật ong. (c) Dung dịch truyền tĩnh mạch là glucose 5%. (d) Glucose và fructose chủ yếu đóng vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 17 : Cho các phát biểu sau: (a) Glucose được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là diester của glycerol với acid béo. (c) Phân tử amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructose. (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

4 Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 100 mL, chậu nước nóng, chậu nước đá, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, đĩa sứ, đèn cồn. Tiến hành: Bước 1: Cho khoảng 5 mL dung dịch HNO 3 đặc vào cốc thuỷ tinh (loại 100 mL) ngâm trong chậu nước đá. Thêm từ từ khoảng 10 mL dung dịch H 2 SO 4 đặc vào cốc và khuấy đều. Bước 2: Sau đó, lấy cốc thuỷ tinh ra khỏi chậu nước đá, thêm tiếp một nhúm bông vào cốc và dùng đũa thuỷ tinh ấn bông ngập trong dung dịch. Ngâm cốc trong chậu nước nóng khoảng 10 phút. Bước 3: Để nguội, lấy sản phẩm thu được ra khỏi cốc, rửa nhiều lần với nước lạnh (đến khi nước rửa không làm đổi màu quỳ tím), sau đó rửa lại bằng dung dịch NaHCO 3 loãng. Ép sản phẩm giữa hai miếng giấy lọc để hút nước và làm khô tự nhiên. Sau đó, để sản phẩm lên đĩa sứ rồi đốt cháy sản phẩm. Cellulose trinitrate Cellulose trinitrate cháy a. Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng. b. Có thể thay thế nhúm bông bằng tinh bột. c. Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện. d. Thí nghiệm trên chứng minh mỗi mắt xích trong phân tử cellulose có 3 nhóm OH tự do. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các chất: sucrose, glucose, fructose, formic acid và acetic aldehyde. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là bao nhiêu? Câu 2. Phân tử maltose ở dạng mạch vòng có bao nhiêu nhóm alcohol bậc 2? Câu 3. Cho các phản ứng sau: hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam, phản ứng với thuốc thử Tollens, Cu(OH) 2 /OH - (t o ), thủy phân môi trường acid, phản ứng màu với dung dịch iodine, phản ứng với HNO 3 đặc/H 2 SO 4 đặc (t o ). Số phản ứng mà cellulose có khả năng tham gia phản ứng là Câu 4. Trong y học, glucose làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Phản ứng oxi hóa glucose tạo thành CO 2 và H 2 O cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một người bệnh được truyền hai chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Tính năng lượng tối đa bệnh nhân nhận được từ các chai truyền glucose đó. Biết nhiệt tạo thành của glucose C 6 H 12 O 6 , CO 2  và H 2 O lần lượt là –1 271 kJ/mol, –393,5 kJ/mol và – 285,8 kJ/mol; dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,019 g/ml.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.