Nội dung text Chủ đề 4. Lập kế hoạch kinh doanh.docx
Phần hai CÂU HỎI ÔN LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1. Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả A. kế hoạch thu, chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân. B. các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân và gia đình. C. những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... D. danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ trong một khoảng thời gian nhất định. thể Câu 2. Phát biểu nào sau đây không liên quan đến lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh? A. Giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. B. Giúp chủ thể kinh doanh đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu tài chính cá nhân đã đặt ra. C. Giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,... để đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện. D. Giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Câu 3. Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh không bao gồm A. cơ hội kinh doanh. B. ý tưởng kinh doanh. C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh. Câu 4. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở để xác định ý tưởng kinh doanh? A. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. B. Sự hiểu biết của người kinh doanh về sản phẩm. C. Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. D. Trình độ học vấn của người kinh doanh. Câu 5. Tính mới mẻ, độc đáo của sản phẩm kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá
A. chiến lược kinh doanh. B. ý tưởng kinh doanh. C. mục tiêu kinh doanh. D. điều kiện kinh doanh. Câu 6. Việc đặt ra những kế hoạch và kết quả cụ thể cần đạt được trong tương lai là nội dung của bước lập kế hoạch kinh doanh nào sau đây? A. Xác định ý tưởng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh. C. Xác định đối thủ cạnh tranh. D. Xác định chiến lược kinh doanh. Câu 7. Đâu không phải là tiêu chí đánh giá mục tiêu kinh doanh? A. Tính khả thi. B. Tính cụ thể. C. Tính rõ ràng. D. Tính nhất quán. Câu 8. Bước tiếp theo trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh là gì? A. Xác định chiến lược kinh doanh. B. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh. C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí. D. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. Câu 9. Việc phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh về phương diện sản phẩm thể hiện ở sự xem xét, đánh giá A. chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng, tính năng, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ và yêu cầu của khách hàng. B. nhu cầu, mong muốn, độ tuổi, giới tính, thu nhập và hành vi của người tiêu dùng. C. quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lí,.. D. số lượng, chất lượng, kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự. Câu 10. Xác định các biện pháp, cách thức hoạt động, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra là nội dung của bước lập kế hoạch kinh doanh nào sau đây? A. Xác định ý tưởng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh. C. Xác định đối thủ cạnh tranh. D. Xác định chiến lược kinh doanh. Câu 11. Kế hoạch nào sau đây không thuộc một trong các khâu của bước xác định chiến lược kinh doanh? A. Kế hoạch sản xuất/cung ứng sản phẩm. B. Kế hoạch quảng cáo sản phẩm.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân của người kinh doanh. D. Kế hoạch triển khai. Câu 12. Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán kinh phí, chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị,... là nội dung của kế hoạch nào sau đây? A. Kế hoạch phát triển kinh doanh. B. Kế hoạch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm. C. Kế hoạch quản lí nhân sự. D. Kế hoạch tài chính. Câu 13. Bước cuối cùng để hoàn tất quy trình lập kế hoạch kinh doanh là A. xác định mục tiêu kinh doanh. B. xác định chiến lược kinh doanh. C. đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí. D. phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh. Câu 14. Bối cảnh nào sau đây có thể mang lại cơ hội kinh doanh? A. Nguồn cung sản phẩm trên thị trường tăng lên. B. Mức lương tối thiểu của người lao động tăng lên. C. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tăng lên. D. Lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tăng lên. Câu 15. Ý nào sau đây không phải là biện pháp xử lí rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh? A. Rập khuôn các kinh nghiệm quá khứ. B. Quản trị rủi ro trong các phương án kinh doanh. C. Đa dạng hoá các quan hệ kinh doanh. D. Thiết lập các nguồn dự trữ cần thiết để đề phòng rủi ro. Câu 16. Giá nguyên liệu đầu vào tăng lên có thể gây ra rủi ro khi thực hiện kế hoạch kinh doanh về phương diện A. tài chính. B. cung ứng. C. thị trường. D. nhân sự. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 17, 18 Nhân viên văn phòng thường có nhu cầu mua đồ ăn trưa cao, nên dịch vụ bản cơm văn phòng online có thể được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận. Khi bán cơm văn phòng, hãy chú ý thiết kế thực đơn đa dạng, thay đổi các món ăn mỗi ngày để phục vụ nhu cầu của thực khách. Các món ăn cần được nêm nếm hợp khẩu vị, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, việc in tờ rơi để quảng cáo tại các khu vực văn phòng, quán cà phê hoặc liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn sẽ giúp gia tăng số lượng khách hàng. Câu 17. Ý tưởng kinh doanh cơm văn phòng online được xác định dựa trên yếu tố nào? A. Sự đam mê của người kinh doanh. B. Sự hiểu biết của người kinh doanh về sản phẩm. C. Khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng,...). D. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Câu 18. Đoạn thông tin đưa ra gợi ý về kế hoạch thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Kế hoạch bán hàng. B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo sản phẩm. C. Kế hoạch tài chính. D. Kế hoạch nhân sự. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 19, 20 Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh ở Mỹ, chị M trở về quê nhà và trở thành nhà sáng lập chuỗi cửa hàng đồ chơi W. Trong quá trình khảo sát thị trường đồ chơi cho trẻ em, chị vô tình thấy những con búp bê móc bằng len được bày bán ở hội chợ. Chị cho biết “Càng đi sâu tìm hiểu, mình càng muốn chinh phục len bởi hầu như những người thợ giỏi cũng chỉ mới dừng lại ở việc móc áo, mũ, khăn choàng,...”. Từ đó, ý tưởng kinh doanh đồ chơi an toàn cho trẻ em bằng len ra đời. Chị đã dành trọn thời gian, tâm huyết để tạo ra những mẫu búp bê, thú bông từ sợi len của riêng mình, không trùng lặp với bất kì sản phẩm nào khác trên thị trường. Công ty của chị M hiện là đơn vị tiên phong đạt các tiêu chuẩn hợp quy, tiêu chuẩn châu Âu cho sản phẩm đồ chơi trẻ em. Không chỉ chinh phục thị trường đồ chơi trong nước, sản phẩm còn có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Singapore,... Câu 19. Theo đoạn thông tin trên, chị M quyết định lựa chọn ý tưởng kinh doanh đồ chơi an toàn cho trẻ em bằng len vì A. muốn trở về quê hương để khởi nghiệp. B. thấy thích thú với những con búp bê bằng len ở hội chợ. C. có nhiều người thợ giỏi sẵn sàng giúp chị thực hiện ý tưởng. D. sản phẩm đồ chơi an toàn bằng len hầu như chưa xuất hiện trên thị trường. Câu 20. Tính vượt trội trong sản phẩm kinh doanh của chị M được thể hiện như thế nào?