PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 9 - TN TỔNG HỢP.Image.Marked.pdf

1 ĐỀ ÔN SỐ 9 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) Câu 1. Khẳng định nào đúng về định nghĩa của oxide acid? A. oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen. B. oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen. C. oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen. D. oxide acid khi tác dụng với nước tại ra dung dịch base tương ứng. Câu 2. Những chất nào dưới đây tác dụng được với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ A. CO2, SO2, NO, P2O5. B. CO2, SO3, Na2O, NO2. C. SO2, P2O5, CO2, SO3. D. H2O, CO, NO, Al2O3. Câu 3. Điền vào chỗ trống: "pH của môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của ... và ... " A. cá, hoa. B. động vật, nấm. C. thực vật, lưỡng cư. D. thực vật, động vật. Câu 4. Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2O A. KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O. B. 2KOH + SO4 → K2SO4 + 2H2O C. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O D. KOH + SO4 → K2SO4 + H2O Câu 5. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm. B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm. C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích. Câu 6. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 7. Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí: A. gần vị trí tác dụng lực. B. vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật. C. gần vị trí đặt vật. D. bất kì. Câu 8. Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Theo Einstein, nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên được gọi là chuyển động cơ học. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. D. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là năng lượng nhiệt (hay nhiệt năng). Câu 9: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào ...(1)... tạo ra những tế bào mới đẩy ...(2)... và hóa xương. A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài. B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong. C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài. D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô. B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương. C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh. D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương. Câu 11. Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Nhận định nào sau đây không đúng?
2 Điểm gây chết Giới hạn sinh thái Điểm gây chết (5,6°C) (42°C) A. 42°C là giới hạn trên. B. 5,6°C là điểm gây chết, C. 42°C là điểm gây chết. D. 42°C là giới hạn dưới. Câu 12. Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác? A. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau. B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình. C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên. D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau. PHẦN II. TỰ LUẬN (6 câu 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Một nhóm học sinh đi tham quan du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi được nhìn thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh dưới đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến. Có một bạn hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những thạch nhũ này được hình thành như thế nào nhỉ ? Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn nhé. 2. Vào khoảng 16h45 ngày 10/09/2019 tại một khách sạn ở thành phố Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hóa, một sự việc đau lòng đã xẩy ra khi 3 công nhân xuống vệ sinh bể nước ngầm thì cả 3 người đều bị tử vong do ngạt khí. Bằng kiến thức hóa học đã học em hãy cho biết: a. Khí tập trung nhiều ở đáy bể khiến 3 công nhân bị ngạt là khí gì? Giải thích? b. Cách phòng tránh những tai nạn đáng tiếc tương tự như trên. Câu 2: (2,0 điểm). 1. Tiến hành thí nghiệm Sulfur (S) tác dụng với khí oxygen. Đốt nóng một đầu đũa thủy tinh rồi cho chạm vào một lượng nhỏ bột S, bột S nóng chảy bám ngay vào đầu đũa thủy tinh. Đưa đũa thủy tinh có dính S vào ngọn lửa, S cháy ngay ở đầu đũa thủy tinh trong không khí, sau đó đưa nhanh đầu đũa đang cháy vào lọ chứa oxygen. Dựa vào kiến thức đã học: a. Em hãy cho biết hiện tượng của thí nghiệm. b. Có thể nhận biết sản phẩm của thí nghiệm bằng cách nào?
3 c. Tại sao không dùng đũa thủy tinh đang nóng chấm cả chậu chứa bột Sulfur 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong chuỗi biến đổi sau. (Mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng khác nhau). (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2 3 2 4 2 SSO SO H SO H Cu CuO Câu 3. (3,0 điểm). 1. Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B với nồng độ hai dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng A so với B là 5 2 thu được dung dịch C có phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng phần trăm của dung dịch B. Nếu đem pha trộn nồng độ phần trăm là 20%. Tính nồng độ phần trăm của hai dung dịch A và B. 2. Làm bay hơi 75 ml nước (Biết Dnước = 1 g/ml) từ dung dịch H2SO4 có nồng độ 20% được dung dịch mới có nồng độ 25%. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu. 3. Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 11,2 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl. - Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? Câu 4: (3,0 điểm). 1. Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Fe trong 400ml dung dịch HCl 2M vừa đủ. Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 2. Khử hoàn toàn 19,6g hỗn hợp FexOy và CuO cần dùng vừa đủ 7,437 lít khí H2 ở điều kiện chuẩn. Cho toàn bộ kim loại thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,7185 lít khí H2 ở điều kiện chuẩn. Xác định công thức của FexOy. Câu 5: (2,0 điểm). 1. Trong một bình kín, người ta thực hiện một phản ứng hóa học theo phương trình phản ứng sau: 3A + 2B  C + 2D Trong đó A, B, C, D là các hợp chất hóa học. Biết tổng số mol các chất ban đầu là 1,5 mol. Thực hiện phản ứng một thời gian người ta dừng lại thì lúc đó tổng số mol các chất trong bình là 1 mol. Khi dừng lại thì tổng số phân tử có trong hợp chất C và D thu được là 2. Đốt cháy 320 tấn quặng pyrite (FeS2) có chứa 45% Sulfur (S) đã sản xuất được 506,25 tấn dung dịch H2SO4 80%. Hãy tính hiệu suất của quá trình. Biết các phản ứng hóa học xảy ra như sau : o o t 2 2 2 3 2 t ,xt 2 2 3 3 2 2 4 4FeS 11O 2Fe O 8SO (1) 2SO O 2SO (2) SO H O H SO (3)        Câu 6. (2,0 điểm). Hoà tan 7,59 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 0,02 mol khí CO2. Đun cạn dung dịch Y thu được 1,2 gam muối khan. Mặt khác, đem nung chất rắn Z đến khối lượng không đổi thì thu được 0,03 mol khí CO2 và chất rắn T. Biết các muối sulfate không bị nhiệt phân huỷ. Các muối carbonate bị nhiệt phân tạo ra các oxide tương ứng. a. Xác định khối lượng chất rắn Z và chất rắn T. b. Xác định R. Biết rằng trong hỗn hợp ban đầu, số mol của RCO3 gấp 1,5 lần số mol của MgCO3. ----HẾT---- - Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Các phép tính được làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy.
4 ĐỀ ÔN SỐ 9 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN 8 PHẦN HÓA (KHTN 2) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (12 câu; 6,0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA A C D C A D C B D C D A PHẦN II. TỰ LUẬN (6 câu 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Một nhóm học sinh đi tham quan du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng. Các bạn thực sự ngạc nhiên khi được nhìn thấy những hang động nơi đây. Bức ảnh dưới đây là một trong những hang động mà các bạn đã đến. Có một bạn hỏi: Hang động này rất đẹp nhưng không biết những thạch nhũ này được hình thành như thế nào nhỉ ? Em hãy đưa ra lời giải đáp giúp bạn nhé. 2. Vào khoảng 16h45 ngày 10/09/2019 tại một khách sạn ở thành phố Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hóa, một sự việc đau lòng đã xẩy ra khi 3 công nhân xuống vệ sinh bể nước ngầm thì cả 3 người đều bị tử vong do ngạt khí. Bằng kiến thức hóa học đã học em hãy cho biết: a. Khí tập trung nhiều ở đáy bể khiến 3 công nhân bị ngạt là khí gì? Giải thích? b. Cách phòng tránh những tai nạn đáng tiếc tương tự như trên. Nội dung Điểm 1. Ngày xưa ở các vùng núi đá vôi có thành phần chính là CaCO3. Ở các cơn mưa có CO2 nên đã hòa tan đá vôi thành Ca(HCO3)2 C 3 2 2 3 2 aCO  CO  H O Ca(HCO ) Sau đó theo thời gian các giọt Ca(HCO3)2 dần dần bị phân hủy lại thành CaCO3 sau đó nhỏ giọt xuống và tạo thành những hình dạng kì thú như ngày nay. C 3 2 2 3 a(HCO ) CO  CaO  CaCO  0,25 0,25 2. a. Khí tập trung nhiều ở đáy bể là khí carbondioxide CO2. - CO2 là khí không duy trì sự sống và sự cháy. - Khi ở dưới đáy bể người công nhân hô hấp lấy vào khí O2 và thải ra khí CO2. Do CO2 nặng hơn không khí và nặng hơn khí oxygen nên không bị đẩy ra ngoài mà lắng xuống dưới đáy bể, không khí nhẹ hơn bị đẩy lên trên. Do thiếu khí oxygen nên cả 3 người đều bị tử vong. b. Khi xuống đáy bể hoặc đáy giếng, các hầm mỏ để tránh bị ngạt khí. Người công nhân cần trang bị cho mình bình dưỡng khí để cung cấp đủ oxygen cho quá trình hô hấp.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.