PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 10: KÍNH LÚP. BÀI TẬP THẤU KÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp. - Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về kính lúp và bài tập về thấu kính. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về cấu tạo kính lúp. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nêu được cấu tạo và công dụng của kính lúp. - Nêu được cách quan sát vật qua kính lúp. - Vẽ được sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
2 - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh dùng kính lúp đọc sách, hình ảnh góc trông vật tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt, hình ảnh sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp khi d < f,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS quan sát được một vật qua kính lúp và nhận biết được một số thao tác cần thực hiện để quan sát vật qua kính lúp được rõ nét. b. Nội dung: GV cho HS quan sát và nhận xét, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nhận xét được kích thước hình ảnh dòng chữ qua kính lúp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS. - GV phát cho mỗi nhóm 1 kính lúp và 1 mẩu giấy. - GV yêu cầu HS: Sử dụng kính lúp để đọc dòng chữ in trên mẩu giấy, nhận xét về kích thước của hình ảnh dòng chữ quan sát được qua kính và chỉ ra một số thao tác giúp quan sát được hình ảnh rõ nét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành quan sát, ghi lại các thao tác tiến hành giúp quan sát hình ảnh dòng chữ rõ ràng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gợi ý đáp án:
3 + Kích thước của dòng chữ quan sát được qua kính lúp lớn hơn kích thước khi quan sát bằng mắt thường. + Một số thao tác giúp quan sát rõ ảnh: Đặt kính gần mẩu giấy, điều chỉnh vị trí mắt phù hợp,… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Làm thế nào để quan sát được ảnh của một vật được tạo bởi kính lúp một cách rõ ràng? Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo của kính lúp a. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo, công dụng của kính lúp và viết được công thức tính số bội giác của kính lúp. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về nội dung cấu tạo của kính lúp. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về cấu tạo kính lúp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. - GV yêu cầu HS quan sát kính lúp, nghiên cứu SGK và nêu cấu tạo của kính lúp. - GV thông báo: Kính lúp được đặc trưng bởi số bội giác (với f đo bằng đơn vị cm). - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đã chia và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr50) 1. Trả lời câu hỏi phần mở bài. I. CẤU TẠO KÍNH LÚP - Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. - Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cực ngắn (cỡ vài cm), thường được bảo vệ bởi một khung có tay cầm hoặc đeo trực tiếp vào mắt. - Kính lúp được đặc trưng bởi
4 2. Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong cuộc sống. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo của kính lúp. - GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr50) để tìm hiểu thêm về góc trông vật và góc trông ảnh của vật qua kính lúp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời các nội dung Câu hỏi *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr50) 1. Đồng hồ có rất nhiều chi tiết nhỏ mà khi quan sát bằng mắt thường sẽ rất khó nhìn thấy rõ, người thợ sửa đồng hồ thường phải sử dụng kính lúp để giúp học quan sát các chi tiết đó rõ hơn. số bội giác: Trong đó: G là số bội giác, f (cm) là tiêu cự của kính lúp.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.