Nội dung text 4GV. 300 CÂU TRẮC NGHIỆM POLYMER.pdf
2 MỤC LỤC Chương 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN .............................................................................. 3 A. NGÂN HÀNG CÂU HỎI......................................................................................................... 3 B. BẢNG ĐÁP ÁN...................................................................................................................... 40 C. ĐÁP ÁN CHI TIẾT ............................................................................................................... 43
3 Chương 4: POLYMER A. NGÂN HÀNG CÂU HỎI Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polymer là hợp chất do nhiều phân tử monomer ngẫu nhiên hợp thành. B. Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn nhất. C. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. D. Các polymer đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. Câu 2. Chọn khái niệm đúng ? A. Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer. B. Monomer là một mắt xích trong phân tử polymer. C. Monomer là những phân tử nhỏ tạo nên từng mắt xích của polymer. D. Monomer là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội. Câu 3. Monomer được dùng để điều chế polyethylene là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH=CH. Câu 4. Monomer được dùng để điều chế polypropylene (PP) là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH=CH. Câu 5. Poly(methyl methacrylate) và nylon-6 tạo thành từ các monomer tương ứng là: A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 6. Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polymer được gọi là A. Số monomer. B. Hệ số polymer hóa. C. Bản chất polymer. D. Hệ số trùng hợp. Câu 7. Có một loại polymer như sau: ...- CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - ...Công thức một mắt xích của polymer này là CHƯƠNG POLYMER 4 A CÂU HỎI: 300 CÂU
4 A. - CH2-. B.-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-. C. -CH2-CH2-. D. -CH2-CH2-CH2-. Câu 8. Một mắt xích của teflon có cấu tạo là : A. –CF2–CF2–. B. –CCl2–CCl2–. C. –CH2–CH2– . D. –CBr2–CBr2–. Câu 9. Tên của polymer có công thức sau là: OH CH2 n A. Nhựa phenol-formaldehyde. B. Nhựa bakelite. C. Nhựa dẻo. D. Polystyrene. Câu 10. -amino caproic acid được dùng để điều chế nylon-6. Công thức -amino caproic acid là A. H2N–(CH2)6–COOH. B. H2N–(CH2)4–COOH. C. H2N–(CH2)3–COOH. D. H2N–(CH2)5–COOH. Câu 11. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã minh ra một loại vật liệu “mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa”. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, Một trong số vật liệu đó là tơ nylon-6. Công thức của tơ nylon-6 là A. -(-NH[CH2]5CO-)n-. C. -(-NH[CH2]2CO-)n-. B. -(-CH2CH=CHCH2-)n-. D. -(-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n-. Câu 12. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, được dùng để dệt vải may mặc, dệt bít tất, đan lưới, bện dây cáp, dây dù. Polymer tạo thành tơ nylon-6,6 có tên là A. Polyacrilonitrine. C. Poly(hexamethylene adipamide). B. Poly(ethylene-terephthalate). D. Cellulose triacetate. Câu 13. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ? A. Các polymer đều bền vững dưới tác dụng của acid, base. B. Đa số polymer khó hoà tan trong các dung môi thông thường. C. Các polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Các polymer không bay hơi. Câu 14. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polymer nào dưới đây không đúng? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt rộng, hoặc không nóng chảy mà phân hủy khi đun nóng. C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.