Nội dung text Bài 6 - Định luật Boyle. Định luật Charles.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972464852 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 6: ĐỊNH LUẬT BOYLE. ĐỊNH LUẬT CHARLES I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức ✓ Biết được các thông số trạng thái của một khối khí xác định. ✓ Biết được quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi nhiệt độ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt; quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp và quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích. ✓ Biết được dạng đồ thị của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p;V) là đường hypebol; dạng của đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V;T) là đường thẳng xiên góc. ✓ Thực hiện được thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó. ✓ Phát biểu được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó. thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó. ✓ Giải được một số bài tập đơn giản về quá trình đẳng nhiệt và quá trình đẳng tích. 2. Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chủ động nghiên cứu, tìm tòi cách giải quyết nhiệm vụ được giao phó. Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: Trình bày báo cáo thí nghiệm, trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. Năng lực nêu và giải quyết vấn đề: Đề xuất, lựa chọn giải pháp phù hợp để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về mối quan hệ giữa thể tích và áp suất khi nhiệt độ không đổi và mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi. Năng lực hoạt động nhóm: Có tinh thần xây dựng bài, làm việc nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. b) Năng lực đặc thù môn học Thực hiện thí nghiệm, thảo luận để nêu được mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi và mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi. Từ mô hình động học của phân tử chất khí, lập luận để suy ra các đại lượng đặc trưng của một khối khí và thông số trạng thái của một khối khí xác định. Từ kiến thức đã học về định luật Boyle, định luật Charles vận dụng để giải một số bài tập đơn giản về quá trình đẳng nhiệt và đẳng áp. 3. Phẩm chất Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan tới quá trình đẳng nhiệt. Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972464852 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 2 Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thảo luận với các bạn bên cạnh và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học về thuyết động học phân tử chất khí, mục I, sách CÂU HỎI PHẦN KHỞI ĐỘNG Câu 1: Khi khoảng cách giữa các phần tử rất nhỏ, thì giữa các phần tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 3: Khi nói về chất khí, điều nào dưới đây đúng? A. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. B. Chất khí luôn chiếm một phần thể tích của bình chứa. C. Rất khó để nén được chất khí. D. Chất khí có thể tích xác định. Câu 4: Theo thuyết động học phân tử, các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng. Thuyết này áp dụng cho A. chất khí. B. chất lỏng. C. chất khí và chất lỏng. D. chất khí, chất lỏng và chất rắn. Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng. A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình. Câu 6: Kết luận lào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius? A. Kí hiệu của nhiệt độ là t. B. Đơn vị đo nhiệt độ là °C. C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 0 °C. D. 1 °C tương ứng với 273 K.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972464852 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thảo luận với các bạn khác trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Dựa vào mục 2 sách giáo khoa trang 43 hãy cho biết: Để khảo sát sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích của một khối khí khi nhiệt độ không đổi, hãy kể tên các dụng cụ cần thiết cho trong hình 6.2, từ đó tiến hành thí nghiệm theo các bước gợi ý để khảo sát sự phụ thuộc này? Câu 2: Trên cơ sở phương án thí nghiệm trên hãy tiến hành và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng mẫu sau đây: Lần đo Thể tích V (mL) Áp suất p (105 Pa) Tích pV 1 2 3 4 5 Câu 3: Từ bảng số liệu thu được, vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa p và V trong hệ tọa độ p – V và p - 1 V ; nhận xét dạng đồ thị. Rút ra mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích ban đầu 9 lít xuống còn 4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén tăng thêm bao nhiêu lần? Câu 2: Giải thích câu hỏi ở đầu bài: Quan sát các y tá thực hiện các bước để tiêm
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972464852 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Chân trời sáng tạo 4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Thảo luận với các bạn khác trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 2: Dựa vào mục 3 sách giáo khoa trang 45 hãy cho biết: Để khảo sát sự phụ thuộc của thể tích theo thiệt độ tuyệt đối của một khối khí khi áp suất không đổi, hãy kể tên các dụng cụ cần thiết cho trong hình 6.5, từ đó tiến hành thí nghiệm theo các bước gợi ý để khảo sát sự phụ thuộc này? Câu 3: Trên cơ sở phương án thí nghiệm trên hãy tiến hành và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng mẫu sau đây: Lần đo Nhiệt độ t ( 0C) Nhiệt độ T (K) Thể tích V (mL) Thương V/T 1 2 3 4 5 Câu 4: Từ bảng số liệu thu được, vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa V và T trong hệ tọa độ V – T, nhận xét dạng đồ thị. Rút ra mối liên hệ giữa V và T trong quá trình đẳng áp. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Thảo luận với các bạn khác trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thông số trạng trạng thái của một lượng khí và mối liên hệ giữa các thông số trạng thái này trong quá trình biến đổi trạng thái đẳng nhiệt và đẳng áp. Câu 2: Cho một khối khí dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 320C đến nhiệt độ t2 = 1170C, thể tích khối hí tăng thêm 1,7 lít. Xác định thể tích của khối khí trước và sau khi dãn nở.