PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 1. NGUYÊN TỬ (HS).docx


27 pn 31 e mm1,67.10kg m9,1.10kg     - Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt electron, proton, neutron. m(nguyên tử) = mp + mn + me - Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ nên người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử là amu 1 amu = 1,6605.10 -24 (gam) Nhưng do m e <<m p = m n nên khối lượng hạt nhân coi là khối lượng nguyên tử (khối lượng 1 hạt p, n nặng gấp khoảng 1820 lần khối lượng 1 hạt e) nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân. Hay : m (nguyên tử) = m p + m n Chú ý: Riêng nguyên tử hydrogen chỉ có 1 hạt proton nên khối lượng nguyên tử của hydrogen là 1 amu - Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu. B. BÀI TẬP PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron Câu 2. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. Câu 3. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên A. số hạt proton = số hạt neutron. B. số hạt electron = số hạt neutron. C. số hạt electron = số hạt proton. D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron. Câu 4. Khối lượng nguyên tử bằng A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron. B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân. C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron. D. tổng khối lượng neutron và electron. Câu 5. Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là A. 17. B. 18. C. 19. D. 20. Câu 6 . Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là A. 23. B. 34. C. 35. D. 46. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron? A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 8 . Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18. Câu 9. Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 8. Câu 10. Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là A. 1. B. 2. C. 7. D. 8. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron. B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn. C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron. D. Các electron sắp xếp vào từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Câu 13: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt A. electron và proton. B. electron, proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton và neutron. Câu 14: Cho các phát biểu: (1) Nguyên tử trung hòa về điện. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. (3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron. (4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là A. 2. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 16: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2. B. 10. C. 18. D. 20. Câu 17: Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là A. 2. B. 8. C. 10. D. 18. Câu 18: Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là A. 1 và 7. B. 3 và 9. C. 9 và 15. D. 3 và 7. Câu 19: Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2, 10, 6. B. 2, 6, 8. C. 2, 8, 6. D. 2, 9, 5. Câu 20: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2. Câu 22: Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 7. B. 2, 5. C. 2, 2, 3. D. 2, 4, 1.
Câu 23: Muối ăn chứa 2 nguyên tố hóa học là natri và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử natri và chlorine, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A. 2, 9 và 2, 10, 5. B. 2, 9 và 2, 8, 7. C. 2, 8, 1 và 2, 8, 7. D. 2, 8, 1 và 2, 8, 5. Câu 17: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28amu. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: Cho sơ đồ nguyên tử sau a. Hãy chỉ ra số lớp lectron và số eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử trên b. Tính số hạt có trong hạt nhân nguyên tử? Biết trong hạt nhân số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện 1 đơn vị. Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên tử của nguyên tố có a. 6 proton trong hạt nhân b. Điện tích hạt nhân là 11+ c. Vỏ nguyên tử có 13 electron Câu 3: Nguyên tử nitrogen (nitơ) có tổng các hạt mang điện là 14. Xác định số hạt proton, electron và vẽ mô hình nguyên tử nitrogen này Câu 4: Nguyên tử soudium (Natri) có tổng các hạt (proton, electron, neutron) là 34. Trong hạt nhân có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. a. Xác định số p, e, n của nguyên tử b. Vẽ sơ đồ nguyên tử c. Dự đoán soudium là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 5: Tính khối lượng nguyên tử trong các trường hợp sau a. Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron trong hạt nhân b. Nguyên tử Aluminium có 13 proton và 14 neutron trong hạt nhân c. Nguyên tử soudium có 11 proton và 12 neutron trong hạt nhân Câu 6: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tìm số hạt của mỗi loại. Câu 7. Điền từ vào chỗ trống a. …………………….. là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. b. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích ………….. và vỏ nguyên tử mang điện tích …………... c. Nguyên tử …………………….. về điện nên tổng số hạt proton ………….. tổng số hạt electron. Câu 8. Cho sơ đồ một số nguyên tử sau: Nitrogen Magnesium Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.