Nội dung text ĐỀ 3 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 3 – H1 (Đề thi có...trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Vật lí là A. các dạng của vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng. B. cuộc đời và thành tựu của các nhà Vật lí học. C. lược sử về sự hình thành và phát triển của Vật lí. D. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật. Câu 2. Chất điểm sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều nếu A. a > 0 và v0 > 0. B. a > 0 và v0 = 0. C. a < 0 và v0 = 0. D. a < 0 và v0 > 0. Câu 3. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của A. sức cản không khí. B. trọng lực. C. lực quán tính. D. lực ma sát. Câu 4. Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi A. bất kì trường hợp nào. B. vật chuyển động thẳng. C. vật không đổi chiều chuyển động. D. vật chuyển động thẳng và không đổi chiều. Câu 5. Nếu bỏ qua sức cản của không khí, một vật được ném từ mặt đất sẽ đạt tầm xa cực đại khi góc giữa vận tốc ban đầu và phương nằm ngang là A. 45o . B. 50o . C. 30o . D. 65o . Câu 6. Một xe tải chuyển động thẳng với với vận tốc thì 15 m/s thì giảm tốc. Sau khoảng thời gian 5s thì xe dừng hẳn. Gia tốc của xe tải trong trường hợp này là A. 3 m/s2 . B. – 3 m/s2 . C. 5 m/s2 . D. – 5 m/s2 . Câu 7. Một quả cầu có khối lượng m được treo trên một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn theo phương thẳng đứng, bỏ qua tác dụng của môi trường. Lực căng dây trong trường hợp này có độ lớn A. bằng với trọng lực tác dụng lên vật và cùng chiều với trọng lực. B. nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên vật và ngược chiều với trọng lực. C. bằng với trọng lực tác dụng lên vật và ngược chiều với trọng lực. D. lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật và ngược chiều với trọng lực. Câu 8. Theo định luật I Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. C. vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu không chịu tác dụng của lực nào. Câu 9. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vào tường và bật ngược trở lại. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng. B. Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào trái bóng. C. Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng. D. Không có đủ cơ sở để kết luận. Câu 10. Một vật lúc đầu nằm trên một máng nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có A. trọng lực. B. quán tính. C. lực tác dụng ban đầu. D. lực ma sát. Câu 11. Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí. B. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. C. Khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. D. Không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 12. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn 25 N có moment của ngẫu lực bằng 20 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là A. 0,8 cm. B. 80 cm. C. 8,0 m. D. 0,8 mm. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 13 đến câu 14: Một vật khối lượng m được giữa yên trên một mặt phẳng nghiêng bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng α. Bỏ qua lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Câu 13. Phản lực N do mặt phẳng tác dụng lên vật và các lực thành phần được phân tích từ trọng lực P tác dụng lên vật được biểu diễn trong hình nào sau đây là đúng? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 14. Nếu khối lượng của vật là 10 kg và mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 45o . Lấy g = 10 m/s2 . Phản lực N do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có độ lớn là A. 100 N. B. 86,6 N. C. 70,7 N. D. 50,0 N. Câu 15. Để tránh sai số trong quá trình thực hiện thí nghiệm kiểm chứng quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. Ta cần lưu ý A. thực hiện thí nghiệm tối đa ba lần. B. quan sát số chỉ trên lực kế với góc nghiêng 45o . C. hiệu chính lực kế về 0 trước khi tiến hành thí nghiệm. D. điều chỉnh lò xo tì vào vỏ lực kế. Câu 16. Giá trị của gia tốc rơi tự do g có thể được xác định bằng cách đo chu kì dao động T của con lắc đơn có chiều dài l. Mối quan hệ giữa g, T và l là: g = 4π 2 l T2 Biết trong một thí nghiệm đo được: l = (0,55 ± 0,02) m; T = (1,50 ± 0,01) s; π = (3,14 ± 0,01) . Kết quả của g là A. (9,6 ± 0,5) m/s 2 . B. (9,6 ± 0,6) m/s 2 . C. (9,7 ± 0,6) m/s 2 . D. (9,7 ± 0,5) m/s 2 . Câu 17. Một nhà du hành vũ trụ trên Mặt Trăng thả một chiếc búa từ độ cao 3,15 m. Búa chạm bề mặt Mặt Trăng sau 1,97 s tính từ khi được thả. Độ lớn gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng là A. A. 0,812 m/s 2 . B. 1,599 m/s 2 . C. 3,198 m/s 2 . D. 1,623 m/s 2 .
Câu 18. Từ độ cao 7,5 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20 m/s hợp với phương nằm ngang một góc 300 . Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g =10 m/s2 . Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt được là A. 12,5 m. B. 22,5 m. C. 17,9 m. D. 8,75 m. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một vật nhỏ được thả rơi từ một khí cầu đang bay ở độ cao 180m. Biết gia tốc trọng trường tại vị trí đó là g =10 m/s2 . Bỏ qua lực cản của ngoại lực. Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất. Gốc tọa độ tại vị trí thả vật, chiều dương theo chiều chuyển động của vật. Nếu khí cầu đứng yên , xét các phát biểu sau đúng hay sai. a) Vật chuyển động nhanh dần đều với a = ―10m/s 2 . b) Quãng đường vật đi được trong 1s đầu là 5 m. c) Vận tốc của vật khi chạm đất là 60 m/s. d) Quãng đường vật rơi được trong 1 s cuối là 125m. Câu 2. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do và thu được bảng số liệu bên dưới. Lấy sai số của dụng cụ bằng nửa độ chia nhỏ nhất. Thời gian rơi t (s) tdc Quãng đường s (m) = 0,001 s Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,300 0,246 0,248 0,247 a) Khi thực hiện thí nghiệm, cần xác định quãng đường rơi tự do từ vị trí tâm của vật nặng đến cổng quang điện. b) Sai số của đồng hồ đo thời gian hiện số trong thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do là 0,001 s. c) Giá trị trung bình của g là 9,83 m/s2 . d) Sai số tuyệt đối của thời gian rơi là 0,0012 s. Câu 3. Một quả cầu có khối lượng m = 2kg được treo bằng một sợi dây không dãn như hình. Biết gia tốc trọng trường tại vị trí đặt vật là 10 m/s2 . a) Quả đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên nếu hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. b) Lực căng dây trong trường hợp này có phương thẳng đứng, hướng xuống. c) Trọng lực của vật có độ lớn là 20 N.
d) Khi ta kéo quả cầu lệch đi một góc = 300 thì lực căng dây sẽ có độ lớn là 20 N. Câu 4. Hình bên dưới biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc. Biết gia tốc trọng trường tại vị trí đó là g =10m/s2 . a) Vận động viên này có khối lượng là 35 kg. b) Phản lực của mặt đất tác dụng lên vận động viên có độ lớn 60 N. c) Hệ số ma sát của mặt tuyết là 0,018. d) Người này đang xuống dốc nhanh dần. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Câu 1. Lực đẩy tối đa có thể tác dụng lên một chiếc xe thể thao để nó chuyển động trên mặt đường nằm ngang là 500 N. Biết rằng lực cản của không khí tác dụng lên xe phụ thuộc vào vận tốc v theo công thức F = 0,2v 2 . Tốc độ chuyển động tối đa của xe là bao nhiêu m/s? Câu 2. Thanh AB đồng chất có trọng lượng 4 N, chiều dài 8 cm. Biết quả cân có trọng lượng P1 = 10 N treo vào đầu A, quả cân có trọng lượng P2 treo vào đầu B. Trục quay O cách A 2 cm, hệ nằm cân bằng. P2 có độ lớn bằng bao nhiêu Newton? Câu 3. Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật rơi là s = 480 ± 1(mm) và thời gian rơi là t = 0,312 ± 0,005 (s). Tính giá trị trung bình của gia tốc rơi tự do theo m/s 2 . Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai. Câu 4. Bảng dưới ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định. Tính giá trị trung bình của thời gian rơi theo đơn vị ms. Thời gian rơi t (s) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 0,198 0,203 0,197 0,203 0,202 Câu 5. Một viên bi thép nhỏ được bắn lên cao từ một điểm trên mặt đất và hợp với mặt đất một góc . Cho tốc độ ban đầu bằng 25 m/s. Bỏ qua mọi sức cản và cho g = 10 m/s2 . Biết tầm xa mà viên bi đạt được là 50 m. Tính góc tạo với mặt phẳng ngang tại thời điểm ban đầu theo đơn vị độ. Câu 6. Một xe điện đang chạy với tốc độ 54 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao nhiêu mét thì dừng lại? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,15. Lấy g = 9,8 m/s2 . Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.