Nội dung text ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG ANH 12 TUYÊN QUANG 2023-2024.docx
Các đơn vị đầu mối phát hành Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam Cửu Long: CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chìa khoá. BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 13. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 14. Vật lí 10 15. Chuyên đề học tập Vật lí 10 16. Hoá học 10 17. Chuyên đề học tập Hoá học 10 18. Sinh học 10 19. Chuyên đề học tập Sinh học 10 20. Âm nhạc 10 21. Chuyên đề học tập Âm nhạc 10 22. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (BẢN 1) 23. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (BẢN 2) 24. Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 1. Toán 10, Tập một 2. Toán 10, Tập hai 3. Chuyên đề học tập Toán 10 4. Ngữ văn 10, Tập một 5. Ngữ văn 10, Tập hai 6. Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 7. Tiếng Anh 10 Friends Global - Student Book 8. Lịch sử 10 9. Chuyên đề học tập Lịch sử 10 10. Địa lí 10 11. Chuyên đề học tập Địa lí 10 12. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 10 ĐỊA LÍ CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP PHAN VĂN PHÚ – MAI PHÚ THANH (đồng Chủ biên) HOÀNG THỊ KIỀU OANH – LÊ THỊ HỒNG QUẾ HOÀNG TRỌNG TUÂN – TRẦN QUỐC VIỆT 9 786040 320056 ISBN 978-604-0-32005-6 Giá: 8.000 đ
10 ĐỊA LÍ CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP PHAN VĂN PHÚ – MAI PHÚ THANH (đồng Chủ biên) HOÀNG THỊ KIỀU OANH – LÊ THỊ HỒNG QUẾ HOÀNG TRỌNG TUÂN – TRẦN QUỐC VIỆT
2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH 5 1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên đề Yêu cầu cần đạt: – Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu. – Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu. – Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu. – Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu. – Hệ thống hoá được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tự nhiên trên thế giới đang thay đổi về nhiều mặt, trong đó sự biến đổi về khí hậu với nhiều biểu hiện khác nhau đã và đang tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và xã hội trên Trái Đất. Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? I. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Khái niệm Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy: – Trình bày khái niệm của biến đổi khí hậu. – Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn. -1,0 Nhiệt độ (o C) 500 1000 1500 1850 2000 Năm Giai đoạn 500 – 1850: dựa trên dữ liệu cổ sinh học Giai đoạn 1850 – 2000: dựa trên dữ liệu đo bằng dụng cụ -0,5 0 0,5 Hình 1.1. Mức độ dao động của nhiệt độ Trái Đất trong giai đoạn từ năm 500 – 2000 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Dựa vào hình 1.2, hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu. Yêu cầu cần đạt Là những yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng sau khi học sinh học xong mỗi chuyên đề. Hình thành kiến thức mới Nội dung chính của chuyên đề được thể hiện qua kênh chữ và tư liệu. Tư liệu hình được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3,... là cơ sở để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Các câu hỏi trong bài học giúp học sinh định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Luyện tập – Vận dụng Là các câu hỏi, bài tập, bài thực hành để học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học nhằm nhìn nhận, đánh giá, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến chuyên đề. Em có biết (tuyến phụ) Là những thông tin hỗ trợ, bổ sung nhằm làm rõ hơn nội dung chính của chuyên đề. 12 + Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu. Cả hai nhóm giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được tiến hành đồng thời với những biện pháp cụ thể và đặc biệt là cần sự tham gia của toàn thế giới thì mới đảm bảo hiệu quả của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia: Xu-đăng (Sudan): áp dụng việc bảo vệ nguồn nước, thu gom nước mưa truyền thống, xây dựng vành đai trú ẩn và chắn gió để tăng khả năng chống chịu hạn hán, thiếu nước của các vùng. Cộng hoà Nam Phi: thực hiện chiến lược dự trữ và quản lí hiệu quả hơn nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh nhu cầu gia tăng và nhiệt độ tăng cao hơn vào năm 2030. Hà Lan: áp dụng Luật phòng chống lũ lụt và chính sách bảo vệ bờ biển nhằm ứng phó với nước biển dâng. Hoa Kỳ: những vùng đất ven biển dễ chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng được quy hoạch đưa vào vùng bảo vệ dưới quy định và quản lí sử dụng đất. EM CÓ BIẾT LUYỆN TẬP 1. Dựa vào bảng dưới đây, em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa do biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Mức tăng nhiệt độ trung bình và mức thay đổi lượng mưa trung bình trong 50 năm qua (1960 – 2010) ở các vùng khí hậu của Việt Nam Vùng khí hậu Nhiệt độ (o C) Lượng mưa (%) Tháng I Tháng VII Năm Từ tháng XI – IV Từ tháng V – X Năm Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 - 6 - 2 Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 - 9 - 7 Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 - 13 - 11 Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 - 5 - 3 Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20 Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11 Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9 2. Em hãy lập sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. VẬN DỤNG Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
3 Lời nói đầu Trong Chương trình môn Địa lí cấp Trung học phổ thông, ngoài kiến thức cốt lõi còn có các chuyên đề học tập lựa chọn ở mỗi lớp nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Ở lớp 10, nội dung các chuyên đề giúp học sinh nhận thức và hình thành năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động hằng ngày, có nhận thức đúng đắn về quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển và đang phát triển. Bên cạnh đó, chuyên đề Phương pháp viết báo cáo địa lí cũng góp phần giúp các em hình thành năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống và sản xuất,... Những kiến thức được học trong các chuyên đề góp phần giúp các em trở thành người công dân, người lao động năng động, sáng tạo; khơi dậy ước mong học tập và khát vọng cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. Cấu trúc sách Chuyên đề học tập Địa lí 10 (bộ sách Chân trời sáng tạo) gồm 3 chuyên đề: Chuyên đề 1. Biến đổi khí hậu Chuyên đề 2. Đô thị hoá Chuyên đề 3. Phương pháp viết báo cáo địa lí Mong rằng, sau khi học xong Chuyên đề học tập Địa lí 10 (bộ sách Chân trời sáng tạo), các em không chỉ có kiến thức, kĩ năng địa lí mà còn có năng lực nghiên cứu khoa học, vận dụng tri thức địa lí vào thực tiễn, chọn đúng ngành nghề theo năng lực của mình, trở thành người công dân có trách nhiệm, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. CÁC TÁC GIẢ