PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ÔN TẬP CHƯƠNG 2 (File GV).pdf

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. [CTST - SGK] Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: 10 ĐIỀU GHI NHỚ 1. Vật thể được chia thành: Vật thể nhân tạo, vật thể tự nhiên, vật sống, vật không sống. 2. Mỗi vật thể được tạo bởi một hay nhiều chất Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. 3. Chất tồn tại ở ba thể (trạng thái) cơ bản: thể rắn, thể lỏng, thể khí. Chất rắn (solid, s) Chất lỏng (liquid, l) Chất khí (gas, g) Hình dạng, thể tích Hình dạng, thể tích xác định. Hình dạng vật chứa, thể tích xác định Hình dạng, thể tích vật chứa Khả năng lan truyền (khả năng chảy) Không chảy Dễ chảy, rót được Lan tỏa trong không gian Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ nén Cấu tạo “hạt” Liên kết chặt chẽ Liên kết không chặt chẽ Chuyển động tự do 4. Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, tính cứng, ... 5. Tính chất hóa học: Khả năng cháy, phân hủy, tác dụng với chất khác tạo thành chất mới. 6. Sự chuyển thể của chất ♦ Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. ♦ Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. ♦ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất. ♦ Sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng và bề mặt thoáng của chất lỏng. ♦ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất. 7. Tính chất vật lí của oxygen: Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. 8. Oxygen có vai trò quan trọng: duy trì sự sống (hô hấp) và sự cháy. 9. Thành phần không khí (thể tích): 21% oxygen, 78% nitrogen (nitơ), còn lại 1% là carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. 10. Ô nhiễm không khí - Nguyên nhân: Thiên nhiên (núi lửa, cháy rừng), con người (khí thải sinh hoạt, giao thông, công nghiệp, ...) - Hậu quả: Gây các bệnh về hô hấp, gây ra các hiện tượng mưa acid, hiệu ứng nhà kính, khói mù quang hóa, suy giảm tầng ozone, ... làm biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến môi trường. - Bảo vệ môi trường không khí: Tăng cường sử dụng năng lượng sạch; sử dụng tiết kiệm năng lượng; xử lí khí thải, chất thải độc hại; trông và bảo vệ cây xanh. 
(a) Các chất có thể tồn tại ở ba (1) ................. cơ bản khác nhau, đó là (2) .......................... (b) Mỗi chất có một số (3) .............. khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau. (c) Mọi vật thể đều do (4) ............. tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) ................. được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6) ......................... (d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) ................... mà vật vô sinh (8) ................. (e) Chất có các tính chất (9) ................. như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. (f) Muốn xác định tính chất (10) ................. ta phải sử dụng các phép đo. Hướng dẫn giải (1) thể/ trạng thái (2) rắn, lỏng, khí (3) tính chất (4) chất (5) tự nhiên/ thiên nhiên (6) vật thể nhân tạo (7) sự sống (8) không có (9) vật lí (10) vật lí Câu 2. [CD - SGK] Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiên nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống. (a) Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích. (b) Hạt thóc, củ khoai và quả chuối đều có chứa tinh bột. (c) Khi ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin C và đường glucose. Hướng dẫn giải (a) Vật thể: không khí (vật thể tự nhiên – vật không sống); chất: oxygen (b) Vật thể: Hạt thóc, củ khoai, quả chuối (vật thể tự nhiên – vật không sống); chất: tinh bột (c) Vật thể: Quả cam (vật thể tự nhiên – vật không sống); chất: nước, chất xơ, vitamin C, đường glucose. Câu 3. [CTST - SGK] Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong các phát biểu sau: (a) Nước hàng (nước màu) được lấy từ đường sucrose (saccharose – chiết xuất từ cây mía, quả thốt nốt, củ cải đường, ...) và nước. (b) Thạch găng được làm từ lá găng rừng, nước đun sôi, đường mía. (c) Kim loại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ban đầu là các quặng kim loại. (d) Gỗ thu hoạch từ rừng được sử dụng để đóng bàn ghế, giường tủ, nhà cửa. Hướng dẫn giải (a) Nước hàng: vật thể nhân tạo – vật vô sinh Cây mía: vật thể tự nhiên – vật hữu sinh Quả thốt nốt, củ cải đường: vật thể tự nhiên – vật vô sinh (b) Thạch găng: vật thể nhân tạo – vật vô sinh. (c) Quặng kim loại: vật thể tự nhiên – vật vô sinh (d) Bàn ghế, giường tủ, nhà cửa: vật thể nhân tạo – vật vô sinh Câu 4. [CD - SGK] Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào? Hướng dẫn giải Mẫu chất có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định  mẫu chất tồn tại ở thể lỏng Câu 5. [CD - SGK] Người ta bơm khí vào săm, lốp (vỏ) xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao? Hướng dẫn giải Chất khí dễ nén nên được bơm vào săm, lốp để giảm sóc, chất rắn và chất lỏng khó nén nên không thay thế được.
Câu 6. [CTST - SGK] Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học, tính chất vật lí (a) Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước. (b) Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều. Hướng dẫn giải (a) Tính chất hóa học vì có hiện tượng sủi bọt khí, tạo ra chất mới. (b) Tính chất vật lí vì chỉ là quá trình hòa tan thông thường, không tạo thành chất mới. Câu 7. [CD - SGK] Hỏa hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình? Hướng dẫn giải Biện pháp phòng cháy trong gia đình: ♦ Không tích trữ các nguyên liệu dễ cháy nổ trong nhà: xăng dầu, chất đốt, ... ♦ Lắp đặt các thiết bị điện đúng kĩ thuật. ♦ Sử dụng bình gas có van an toàn. ♦ Thắp hương, đốt vàng mã nơi an toàn ♦ Luôn có bình chữa cháy trong nhà Câu 8. [CTST - SGK] Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước từ biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích. Hướng dẫn giải Thời tiết nắng, gió to sẽ thuận lợi cho nghề làm muối vì nước sẽ bay hơi nhanh hơn. Câu 9. [CTST - SBT] Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. (a) Theo em, nước đã biến đâu mất? (b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? (c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? (d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? (e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Hướng dẫn giải (a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. (b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa), thể khí (hơi nước). (c) Sơ đồ: Ng­ng tô §«ng®Æc Bay h¬i Nãngch¶y H¬in­íc  N­ícláng  N­íc® ̧ (d) Nước loang đều trên mặt đĩa vì các hạt liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra. (e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy. Câu 10. [CTST - SBT] Cho các cụm từ gồm: “ô nhiễm không khí”, “khí thải công nghiệp”, “khói bụi do núi lửa, do cháy rừng”, “hậu quả”, “khí thải do đốt rác thải”, “hiệu ứng nhà kính”, “nguyên nhân”, “hạn chế đốt rác thải sinh hoạt”, “biện pháp hạn chế”, “bệnh đường hô hấp”, “mưa acid”, “trồng nhiều cây xanh”, “sử dụng tiết kiệm năng lượng”, “khí thải của các phương tiện giao thông”, “chế tạo các loại động cơ tiết kiệm năng lượng”, “xử lý rác thải đúng quy trình”.
Em hãy lập một sơ đồ hình cây phù hợp nhất với các dữ liệu trên để tổng kết kiến thức về chủ đề không khí. Hướng dẫn giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.