Nội dung text 1. CHUYÊN ĐỀ 15. BASE - LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN (HS).pdf
Giáo viên: Nguyễn Thành Kiên, THCS Hùng Vương, 0972721072 1 CHỦ ĐỀ 15. BASE A. LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI – TÊN GỌI 1. Khái niệm: - Phân tử base gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (- OH). Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH− - VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3... 2. Công thức hoá học: - Công thức chung: M(OH)n 3. Phân loại: - 2 loại: - Base tan trong nước : NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. (là Base của các kim loại tan được trong nước ở điều kiện thường như: Li, Na, K, Ba, Ca... - Base không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2...(có thể coi là các base của kim loại khác các kim loại trên như Fe, Al, Zn....). 4. Tên gọi: Tên base = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hydroxide. Bảng. Tên gọi và công thức của một số base thông dụng Tên gọi Công thức hóa học Potassium hydroxide KOH Sodium hydroxide NaOH Calcium hydroxide Ca(OH)2 Barium hydroxide Ba(OH)2 Copper (II) hydroxide Cu(OH)2 Iron (III) hydroxide Fe(OH)3 Aluminium hydroxide Al(OH)3 II. TINH CHẤT HÓA HỌC CỦA BASE 1. Tác dụng với chất chỉ thị màu. - Dung dịch base làm quỳ tím đổi thành màu xanh. - Dung dịch base làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ. 2. Dung dịch base + oxide acid → muối + nước. Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O 3. Base (tan và không tan) + acid → muối + nước. Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O 4. Dung dịch base tác dụng với nhiều dung dịch muối → muối mới + base mới. Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 3KOH + AlCl3→ 3KCl + Al(OH)3 KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O 5. Base không tan bị nhiệt phân hủy thành oxide base và nước. Thí dụ: Cu(OH)2 o ⎯⎯→t CuO + H2O 2Fe(OH)3 o ⎯⎯→t Fe2O3 + 3H2O NaOH o ⎯⎯→t Không xảy ra. * Chú ý: Các dung dịch base tan khi cô cạn sẽ kết tinh tạo ra chất rắn base tương ứng. 6. Dung dịch Base tác dụng với Kim loại và oxit kim loại, Base của kim loại lưỡng tính: + Kim loại: Al, Zn. + Oxide lưỡng tính: Al2O3, ZnO. + Base lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2
Giáo viên: Nguyễn Thành Kiên, THCS Hùng Vương, 0972721072 2 - Dung dịch base tác dụng với kim loại lưỡng tính tạo ra muối và giải phóng khí H2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 2 + + ⎯⎯→ + + ⎯⎯→ + Al NaOH H O NaAlO H Zn NaOH Na ZnO H - Dung dịch Base tác dụng với oxide lưỡng tính tạo ra muối và nước. 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 + ⎯⎯→ + + ⎯⎯→ + Al O NaOH NaAlO H O ZnO NaOH Na ZnO H O - Dung dịch base tác dụng với Base của kim loại lưỡng tính tạo ra muối và nước 3 2 2 2 2 2 2 ( ) 2 ( ) 2 2 + ⎯⎯→ + + ⎯⎯→ + Al OH NaOH NaAlO H O Zn OH NaOH Na ZnO H O B. BÀI TẬP VẬN DỤNG I. TỰ LUẬN Bài 1: Hãy hoàn thành bảng sau: Tên base CTHH Thành phần Hoá trị của kim loại. Nguyên tử K.Loại. Số nhóm OH Tan Không tan Sodium hydroxide. Potassium hydroxide. Calcium hydroxide. Iron (III) hydroxide. Aluminium hydroxide Magnesium hydroxide Barium hydroxide Iron (II) hydroxide Copper (II) hydroxide Bài 2: Có những base sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những base nào a. tác dụng được với HCl. b. Bị nhiệt phân hủy. c. Tác dụng với CO2 và SO2. d. Đổi màu quỳ tím thành màu xanh. - Viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 3: Từ những chất có sẵn là Na, Na2O, Ca, BaO, K2O và H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch Base. Gọi tên các base đó. Bài 4: Có 3 lọ đựng các dung dịch không màu mất nhãn gồm H2O, H2SO4, KOH. Bằng phương pháp hóa học em hãy trình bày cách nhận ra 3 lọ hóa chất trên. Bài 5: Chọn chất thích hợp hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. ....... o ⎯⎯→t Fe2O3 + H2O b. H2SO4 + ....... ⎯⎯→ Na2SO4 + H2O c. H2SO4 + .......... ⎯⎯→ ZnSO4+ H2O d. ......... + HCl o ⎯⎯→t NaCl + H2O e. ......... + CO2 o ⎯⎯→t Na2CO3 + H2O Bài 6: Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau a. b. Na NaOH H2 Fe Fe2 (SO4 )3 Al(OH)3 NaAlO2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Bài 7: Dẫn từ từ 1,7353 lít khí CO2 (đkc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm thu được là Na2CO3. a. Chất nào dư, tính giá trị của chất dư? b. Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng. Bài 8. Cho 3,7185 lít khí CO2 (đkc) tác dụng với lượng dư dung dịch nước vôi trong, sau phản ứng thu được m gam kết tủa CaCO3 và nước. a) Viết phương trình hóa học xảy ra xảy ra. b) Tính m. Bài 9. Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam muối clorua.
Giáo viên: Nguyễn Thành Kiên, THCS Hùng Vương, 0972721072 3 a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng của mỗi hydroxide ban đầu. Bài 10. a) Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch KOH (có nhỏ 1 – 2 giọt phenolphthalein). b) Người ta thường dùng hoá chất có tính acid để tẩy rửa máy móc, thiết bị đã dính dầu mỡ nên nước thải thường có tính acid cao. Nếu không làm sạch nước thải thì dễ gây hại cho môi trường. Theo em, với nước thải công nghiệp nói trên, người ta thường dùng hoá chất gì để xử lí? b) Với nước thải công nghiệp nói trên người ta dùng dung dịch kiềm để xử lí. Dung dịch kiềm hay được sử dụng là nước vôi trong (Ca(OH)2). Bài 11. Mô tả các hiện tượng xảy ra khi: a) Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH, sau đó thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư. b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm dựng dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphthalein. Bài 14. Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho các base: KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với: a) dung dịch HCl. b) dung dịch H2SO4. Bài 15. Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau: a) KOH + ? −−→ K2SO4 + H2O b) Mg(OH)2 + ? −−→ MgSO4 + H2O c) Al(OH)3 + H2SO4 −−→ ? + ? Bài 16. Khi hòa tan hydroxide kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg II. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. Đỏ. B. Xanh. C. Tím. D. Vàng. Câu 2. Điền vào chỗ trống: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− . B. Hợp chất, hydroxide, OH− . C. Đơn chất, hydroxide, H+ . D. Hợp chất, hydrogen, H+ . Câu 3. Base làm chất nào từ không màu thành màu hồng? A. Quỳ tím. B. Phenolphthalein. C. Tinh bột. D. Nước. Câu 4. Base nào là kiềm? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)2. Câu 5. Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành: A. Base mới và acid mới. B. Muối và nước. C. Base mới không tan và nước. D. Acid mới và khí hydrogen. Câu 6. Tìm phát biểu đúng. A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại. B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H. C. Base hay còn gọi là kiềm. D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm. Câu 7. Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 8. Dãy các bazơ làm phenolphthalein hoá đỏ: A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2. B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH. C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3. D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3. Câu 9. Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. Trung tính. B. Base. C. Acid. D. Lưỡng tính. Câu 10. Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... ⎯⎯→ K2SO4 + H2O A. KOH + H2SO4 ⎯⎯→ K2SO4 + H2O. B. 2KOH + SO4 ⎯⎯→ K2SO4 + 2H2O. C. 2KOH + H2SO4 ⎯⎯→ K2SO4 + 2H2O. D. KOH + SO4 ⎯⎯→ K2SO4 + H2O. Câu 11. Cho V (mL) dung dịch A gồm hai acid HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30 mL dung dịch B gồm hai base NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là? A. 30 mL. B. 100 mL. C. 90 mL. D. 45 mL. Câu 12. Cho 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 mL dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với Mg giải phóng khí hydrogen. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Câu 13. Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước.
Giáo viên: Nguyễn Thành Kiên, THCS Hùng Vương, 0972721072 4 D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxide base và nước. Câu 14. Trung hoà hoàn toàn 200 mL dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Nồng độ phần trăm của dung dịch (a%) là: A. 1,825%. B. 3,650%. C. 18,25%. D. 36,50%. Câu 15. Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là: A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,6 mol. D. 0,9 mol. Câu 16. Cho 200 mL dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 mL dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,645 g. B. 16,475 g. C. 17,475 g. D. 18,645 g. Câu 17. Thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có thành phần: A. Al(OH)3 và Mg(OH)2. B. NaOH và Mg(OH)2. C. Mg(OH)2 và KOH. D. NaOH và Al(OH)3. Câu 18. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau: A. CO2. B. SO2. C. N2. D. HCl. Câu 19. Cho 200 mL dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 mL dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đkc) là: A. 2,479 lít. B. 4,958 lít. C. 3,719 lít. D. 7,437 lít. Câu 20. Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, nhôm, chất tẩy rửa, ... là: A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. KOH. D. NaOH. Câu 21. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây? A. Zn(OH)2. B. Fe(OH)2. C. NaOH. D. Al(OH)3. Câu 22. Trong số các base sau đây, base nào tan tốt trong nước? A. KOH. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 23. Base nào sau đây không tan trong nước? A. Potassium hydroxide. B. Copper(II) hydroxide. C. Barium hydroxide. D. Sodium hydroxide. Câu 24. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây? A. Sodium hydroxide là chất rắn không màu, ít tan trong nước. B. Sodium hydroxide là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. C. Sodium hydroxide là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt. D. Sodium hydroxide là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt. Câu 25. Chất làm quỳ tím hóa xanh là? A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HCl. Câu 26. Dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh là? A. HCl, NaCl, NaOH. B. HNO3, Ba(OH)2. C. NaOH, KOH. D. H2S, Ca(OH)2. Câu 27. Nhóm các base làm quỳ tím ẩm hoá xanh là: A. Ba(OH)2, Cu(OH)2.B. Ba(OH)2, Ca(OH)2. C. Mg(OH)2, Ca(OH)2. D. Mg(OH)2, Ba(OH)2. Câu 28. Dãy các base đều làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch phenolphthalein là A. KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2. B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2. C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2. D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Câu 29. Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2? A. CO2, Na2O. B. CO2, SO2. C. SO2, K2O. D. SO2, BaO. Câu 30. Cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. CO, SO2. B. SO2, SO3. C. FeO, Fe2O3. D. NO, NO2. Câu 31. Dãy oxide nào sau đây tác dụng được với dung dịch base? A. K2O, SO2, CO2, CuO. B. SO2, CO2, SO3, NO. C. SO2, CO2, N2O5, FeO. D. SO3, CO2, Al2O3, P2O5. Câu 32. Cu(OH)2 tác dụng được với chất nào sau đây? A. ZnO. B. HCl. C. NaCl. D. FeCl2. Câu 33. Chất được sử dụng để trung hòa acid là A. Al(OH)3. B. Fe(OH)2. C. NaOH. D. Cu(OH)2. Câu 34. Cho các chất sau: copper(II) hydroxide, sodium hydroxide, barium hydroxide, potassium hydroxide. Chất bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxide là A. Barium hydroxide. B. Copper(II) hydroxide. C. Potassium hydroxide. D. Sodium hydroxide. Câu 35. Dãy các base bị phân hủy ở nhiệt độ cao? A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3. B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2. C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH. Câu 36. Giấy qùy tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ? A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH.