Nội dung text Bài 12 - Điện trường.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2 CÓ KHÔNG - Lực tương tác giữa (1) và (2) là lực gì ? LỰC HẤP DẪN LỰC COULOMB - Môi trường truyền tương tác lực giữa vật (1) và (2) là môi trường gì ? TRỌNG TRƯỜNG ĐIỆN TRƯỜNG PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.2 Câu 1. Điện trường là gì? Câu 2. Làm thế nào để biết trong một vùng không gian nào đó có sự xuất hiện của điện trường? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.1 Quan sát video Khảo sát vectơ cường độ điện trường và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Dùng đại lượng nào để xác định được độ mạnh/yếu của điện trường tại một điểm? Nêu biểu thức xác định đại lượng đó. Câu 2. Biểu diễn vectơ lực điện do điện tích Q dương tác dụng lên điện tích thử q dương và vectơ cường độ điện trường tại điểm M đặt q. Câu 3. Trong một vùng không gian có điện trường mà các đường sức điện trường có phương nằm ngang, song song với nhau và chiều như hình12.3. Hãy biểu diễn vectơ lực điện trường tác dụng lên điện tích q âm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.2 Quan sát video Khảo sát vectơ cường độ điện trường và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Dùng đại lượng nào để xác định được độ mạnh/yếu của điện trường tại một điểm? Nêu biểu thức xác định đại lượng đó. Câu 2. Biểu diễn vectơ lực điện do điện tích Q âm tác dụng lên điện tích thử q dương và vectơ cường độ điện trường tại điểm M đặt q. Câu 3. Trong một vùng không gian có điện trường mà các đường sức điện trường có phương nằm ngang, song song với nhau và chiều như hình12.3. Hãy biểu diễn vectơ lực điện trường tác dụng lên điện tích q dương.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.1 Câu 1. Hãy quan sát Hình 12.2 và Hình 12.4, sau đó nêu các đặc điểm về phương, chiều của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q dương gây ra tại điểm M. Câu 2. Xét hệ hai điện tích Q đặt tại N và q đặt tại M trong môi trường có hằng số điện môi ε, NM = r. a) Viết biểu thức (1) (dựa vào công thức 11.1/SGK trang 71) tính lực tương tác (lực điện) giữa hai điện tích. b) Viết biểu thức (2) tính cường độ điện trường do Q gây ra tại M (dựa vào công thức 12.2/SGK trang 75). c) Từ biểu thức (1) và (2), rút ra công thức xác định độ lớn của cường độ điện trường do Q gây ra tại M cách Q đoạn r. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.2 Câu 1. Hãy quan sát Hình 12.2 và Hình 12.4, sau đó nêu các đặc điểm về phương, chiều của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q âm gây ra tại điểm M. Câu 2. Xét hệ hai điện tích Q đặt tại N và q đặt tại M trong môi trường có hằng số điện môi ε, NM = r. a) Viết biểu thức (1) (dựa vào công thức 11.1/SGK trang 71) tính lực tương tác (lực điện) giữa hai điện tích. b) Viết biểu thức (2) tính cường độ điện trường do Q gây ra tại M (dựa vào công thức 12.2/SGK trang 75). c) Từ biểu thức (1) và (2), rút ra công thức xác định độ lớn của cường độ điện trường do Q gây ra tại M cách Q đoạn r. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.1 Câu 1. Xét hệ có n điện tích điểm Q1 ,Q2 , ... , Qn. Cường độ điện trường do mỗi điện tích điểm gây ra tại M là E⃗ 1 , E⃗ 2 , ... , E⃗ n. Hãy viết biểu thức cường độ điện trường tổng hợp tại M ? Câu 2. Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó là hai vectơ cùng phương, cùng chiều ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.2 Câu 1. Xét hệ có n điện tích điểm Q1 ,Q2 , ... , Qn. Cường độ điện trường do mỗi điện tích điểm gây ra tại M là E⃗ 1 , E⃗ 2 , ... , E⃗ n. Hãy viết biểu thức cường độ điện trường tổng hợp tại M ? Câu 2. Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó là hai vectơ cùng phương, ngược chiều ?