Nội dung text ĐỀ 8 - CẤP HUYỆN.docx
1 ĐỀ 8 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO 4 ? A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Ag. Câu 2. Khí tạo thành khi cho Mg tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. H 2 . B. SO 2 . C. O 2 . D. H 2 S Câu 3. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng sinh ra khí H 2 ? A. Ag B. Zn C. Cu D. Au Câu 4. Thuỷ ngân (mercury) dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc mercury . A. bột iron B. bột sulfur C. bột than D. nước Câu 5. Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch base A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 6. Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại có 4 tính chất vật lí chung. (b) Gold (Au) là kim loại dẻo nhất( dễ kéo sợi, dễ dát mỏng). (c) Copper (Cu) là kim loại dẫn điện tốt nhất. (d) Tất cả các kim loại đều là chất rắn ở điều kiện thường. (e) Aluminium được dùng làm xoong, nồi, chảo. Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại giảm dần là: A. Fe, Cu, K, Mg. B. K, Mg, Fe, Cu. C. Cu, Fe, K, Mg. D. K, Fe, Mg, Cu. Câu 8. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO 4 có hiện tượng gì xảy ra ? A. Xuất hiện chất rắn màu đỏ, có khí thoát ra. B. Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa màu xanh. C. Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa màu đỏ. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh. Câu 9. Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 10. Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H 2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất X. Hợp chất X là hydroxide kim loại. A. muối rắn. B. dung dịch muối. C. oxide kim loại. D. Câu 11. Từ Fe 2 O 3 người ta điều chế Fe bằng cách nào? A. Điện phân nóng chảy Fe 2 O 3 . B. Khử Fe 2 O 3 bằng CO ở nhiệt độ cao. C. Nhiệt phân Fe 2 O 3 D. Các ý đều đúng. Câu 12. Các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng: A. Quặng Hợp chất chứa kim loại Kim loại. B. Quặng Hợp chất chứa kim loại Kim loại. C. Kim loại Hợp chất chứa kim loại Quặng.
2 D. Kim loại Hợp chất chứa kim loại Quặng. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu dưới đây. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a. Sắt (iron) tác dụng với nước ở nhiệt độ phóng giải phóng khí H 2 . b. Sắt (iron) phản ứng với dung dịch zinc sulfate sinh ra chất rắn màu trắng. c. Sắt (iron) phản ứng với dung dịch acid HCl sinh ra khí không màu. d. Sắt (iron) phản ứng với dung dịch copper (II) sulfate sinh ra chất rắn màu đỏ. Câu 2. Thả một mẩu Na vào cốc nước có nhỏ vài giọt phenolphtalenin. Phát biểu đúng hoặc sai là a. Sodium phản ứng với nước có khí không màu thoát ra. b. Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với Mg tạo ra kết tủa Mg(OH) 2 . c. Cốc nước từ không màu chuyển sang màu hồng. d. Nhỏ dung dịch sau phản ứng vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl 2 thấy có kết tủa màu xanh lam. Câu 3. Để sản xuất kim loại và và hợp kim từ các quặng, người ta phải dùng các biện pháp phù hợp. Cho các phát biểu dưới đây. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a. Dùng phương pháp điện phân nóng chảy để tách Al ra khỏi Al 2 O 3 . b. Dùng phương pháp nhiệt luyện để tách Fe ra khỏi Fe 2 O 3 bởi khí H 2 . c. Dùng phương pháp nhiệt luyện để tách Zn ra khỏi ZnS bởi khí O 2 và C. d. Dùng phương pháp thủy luyện để tách Cu ra khỏi CuSO 4 bởi Fe. PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Xác định một bộ hóa chất vô cơ X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 , X 7 , X 8 , X 9 , X 10 , X 11 , X 12 , X 13 , X 14 và viết phương trình hóa học phù hợp với các phản ứng sau: Muối (X 1 ) + acid (X 2 ) muối (X 3 ) + muối (X 4 ) + nước (1) Muối (X 4 ) + muối (X 5 ) + nước muối (X 3 ) + hydroxide (X 6 ) + oxide (X 7 ) (2) Muối (X 1 ) + oxide (X 7 )+ nước hydroxide (X 6 ) + muối (X 8 ) (3) Muối (X 8 ) + muối (X 9 ) muối (X 10 ) + muối (X 3 ) + oxide (X 7 ) + nước (4) Muối (X 11 ) + acid (X 2 ) đặc ot muối (X 12 ) + oxide (X 7 ) + oxide (X 13 ) + nước (5) Oxide (X 7 ) + hydroxide (X 14 ) muối (X 8 ) (6) 2. Từ các chất KClO 3 , NaCl, H 2 SO 4 , Al và các điều kiện phản ứng có đủ, viết phương trình phản ứng điều chế 6 chất khí khác nhau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Câu 2. (2,0 điểm). 1. Chia mẩu kim loại barium thành ba phần bằng nhau. Cho phần 1 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối A thu được kết tủa A 1 . Cho phần 2 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối B thu được kết tủa B 1 . Cho phần 3 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối D thu được kết tủa D 1 . Nung B 1 và D 1 đến khối lượng không đổi thu được các chất rắn tương ứng là B 2 và D 2 . Trộn B 2 với D 2 rồi cho vào một lượng dư nước thu được dung dịch E chứa hai chất tan. Sục khí CO 2 dư vào dung dịch E lại xuất hiện kết tủa B 1 . Biết rằng: A 1 , B 1 , D 1 lần lượt là oxide base, base và muối. Hãy chọn các dung dịch muối A, B, D phù hợp và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế CO 2 từ CaCO 3 và dung dịch HCl, do đó khí CO 2 thu được còn lẫn một ít hydrogen chloric acid và hơi nước.
3 Để thu được khí CO 2 tinh khiết có hai học sinh cho sản phẩm khí qua bình như sau: - HS (1): Bình (A) đựng dd NaHCO 3 và bình (B) đựng H 2 SO 4 đặc. - HS (2): Bình (A) đựng H 2 SO 4 đặc và bình (B) đựng dung dịch NaHCO 3 . Cho biết HS nào làm đúng? Viết các PTHH của phản ứng và giải thích cách làm. Câu 3. (2,0 điểm). 1. Có 4 mẫu phân bón hoá học không nhãn: Phân kali (KCl), phân đạm (NH 4 NO 3 ), Phân lân Ca(H 2 PO 4 ) 2 , phân urea CO(NH 2 ) 2 . Ở nông thôn chỉ có nước và vôi sống, ta có thể nhận biết được 4 mẫu phân đó hay không? Nếu được hãy trình bày phương pháp nhận biết và viết phương trình hóa học cho cách nhận biết đó. (Biết rằng phân urea trong đất, gặp nước sẽ chuyển hoá thành amonium cacbonat, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng). 2. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO 3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra b. Tìm giá trị của a, m. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Hỗn hợp khí X gồm CO và H 2 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lần lượt qua bình 1 đựng 72 gam dung dịch H 2 SO 4 79,2% và bình 2 đựng 150 ml dung dịch Ca(OH) 2 2M. Phản ứng kết thúc thấy bình 1 nồng độ dung dịch H 2 SO 4 là 72%, bình 2 có 20 gam kết tủa. Tính tỉ khối của X so với H 2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 2. Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi tỉ lệ NPK là 10-20-15. Các con số này chính là độ dinh dưỡng đạm, lân, kali tương ứng. Giả sử nhà máy sản xuất phân bón này bằng cách trộn 3 loại hóa chất Ca(NO 3 ) 2 , KH 2 PO 4 và KNO 3 . Tính phần trăm khối lượng mỗi muối Ca(NO 3 ) 2 , KH 2 PO 4 , KNO 3 có trong loại phân bón đó. Biết rằng các tạp chất khác không chứa N, P, K. Câu 5. (2,0 điểm). Sulfuric acid là hóa chất hàng đầu được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất. Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc, đi từ nguyên liệu chính là sulfur và quặng pyrite với 3 giai đoạn: sản xuất SO 2 , sản xuất SO 3 , hấp thụ SO 3 bằng dung dịch sulfuric acid đặc. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi giai đoạn trên. b) Tại sao người ta dùng sulfuric acid đặc để hấp thụ SO 3 mà không dùng nước? c) Sulfuric acid tinh khiết có thể hòa tan khí SO 3 theo các tỷ lệ khác nhau tạo thành các acid polisunfuric có công thức cấu tạo cho ở hình bên. Hòa tan 5,07 gam acid polisunfuric X vào một lượng nước dư thu được dung dịch acid Y. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 120 ml dung dịch KOH 1,0M. Xác định công thức phân tử của X.
4 d) Từ chất X ở trên, hãy trình bày cách pha chế để thu được 500ml dung dịch H 2 SO 4 0,5M. Câu 6. (2,0 điểm). Hỗn hợp khí E gồm H 2 , C n H 2n+2 , C m H 2m (n = m +1). Cho 0,5 mol E vào bình kín có xúc tác Ni, đun nóng, sau một thời gian thu được 0,48 mol hỗn hợp khí T gồm 4 chất. Đốt cháy hoàn toàn 0,48 mol hỗn hợp T cần 1,475 mol khí O 2 (đkc) thu được khí CO 2 và 18,9 gam H 2 O. a. Tính phần trăm khối lượng của C n H 2n+2 trong hỗn hợp E. b. Tính hiệu suất của phản ứng cộng H 2 . Câu 7. (2,0 điểm). A là hỗn hợp khí (ở điều kiện chuẩn) gồm ba hydrocarbon (X, Y, Z) có dạng công thức là C n H 2n+2 và C n H 2n (có số nguyên tử C 4). Trong đó có hai chất có số mol bằng nhau. Cho 2,479 lít hỗn hợp khí A vào bình kín chứa 7,437 lít O 2 ở điều kiện chuẩn rồi bật tia lửa điện để các phản ứng xảy ra hoàn toàn (giả sử phản ứng cháy chỉ tạo ra CO 2 và H 2 O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H 2 SO 4 đặc, dư rồi bình 2 đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam và bình 2 có 14 gam kết tủa. a. Tính khối lượng hỗn hợp khí A ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Xác định công thức phân tử của X. ----- HẾT -----