PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 4 - CẤP HUYỆN.docx

1 ĐỀ 4 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Độ dinh dưỡng của phân kali là A. %K 2 O. B. %KCl. C. %K 2 SO 4 . D. %KNO 3 . Câu 2. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh. Chất X là A. FeCl 3 . B. MgCl 2 . C. CuCl 2 . D. FeCl 2 . Câu 3. Dung dịch khi tác dụng với acid H 2 SO 4 vừa tạo khí, vừa tạo kết tủa là A. Na 2 CO 3 . B. BaCl 2 . C. Ba(HCO 3 ) 2 . D. Ca(OH) 2 . Câu 4. Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch: A. HCl. B. Fe 2 (SO 4 ) 3 . C. NaOH. D. H 2 SO 4 đặc,nóng. Câu 5. Sodium hydrogencarbonate (còn gọi là baking soda) thường dùng như một loại phụ gia thực phẩm để tạo độ giòn, xốp cho thức ăn đồng thời cũng được dùng để sản xuất thuốc đau dạ dày. Công thức hóa học của Sodium hydrogencarbonate là: A. Na 2 SO 4 . B. NaOH. C. NaHCO 3 . D. NaHSO 3 . Câu 6. Cho một lá Fe vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy lá sắt ra, khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào? A. Tăng so với ban đầu. B. Không tăng, không giảm so với ban đầu. C. Giảm so với ban đầu. D. Tăng gấp đôi so với ban đầu. Câu 7. Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là A. CO 2 . B. N 2 . C. H 2 O. D. O 2 . Câu 8. Cho các dung dịch: NaCl, AlCl 3 , A 12 (SO 4 ) 3 , ZnCl 2 , MgCl 2 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 CO 3 . Số chất tác dụng với Ba(OH) 2 dư tạo ra kết tủa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 9. Cho a mol Iron tác dụng với a mol khí chlorine, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây? A. AgNO 3 . B. NaOH. C. Cl 2 . D. Cu. Câu 10. Cho kim loại M phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nóng , thu được muối X. Cho oxide của kim loại M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl 2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 11. Cho dãy các chất: NaHCO 3 , Al, Al 2 O 3 , AlCl 3 , Al(OH) 3 , MgCO 3 . Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 12. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . (2) Dẫn khí CO 2 dư vào dung dịch Ca(OH) 2 . (3) Cho bột Fe dư vào dung dịch NaHSO 4 .
2 (4) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl 3 . (5) Cho hỗn hợp Fe, Fe(OH) 2 , FeO, FeCl 2 vào dung dịch HCl dư. (6) Cho hỗn hợp Fe 2 O 3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (7) Cho a mol CO 2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. (8) Cho 1,5 a mol SO 2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH) 2 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Cho mẩu Fe đã được đốt nóng vào mỗi bình sau: bình (1) chứa đầy khí chlorine, bình (2) chứa đầy khí oxygen. Hiện tượng xảy ra là: a. Bình (1) không có hiện tượng gì; bình (2) mẩu Fe cháy sáng. b. Phản ứng xảy ra ở cả 2 bình. c. Bình (1) tạo FeCl 3 ; còn bình (2) chỉ tạo FeO. d. Bình (1) tạo FeCl 3 ; còn bình (2) thường tạo ra Fe 3 O 4 . Câu 2. Một tấm kim loại bằng bạc bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại bạc ta dùng: a. Dung dịch CuSO 4 dư. b. Dung dịch FeSO 4 dư. c. Dung dịch HCl dư. d. Dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Câu 3. Giữa phi kim và kim loại có nhiều tính chất vật lí khác nhau. a. Các phi kim thường dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. b. Các kim loại thường dẫn điện, dẫn nhiệt kém. c. Ở điều thường đều là chất rắn (trừ thủy ngân (mecury) chất lỏng). d. Phi kim tồn tại dạng rắn (carbon, silicon, phosphorus, sulfur; lỏng (bromine), khí (hydrogen, nitrogen, oxygen, fluorine, chlorine,...). PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có) trong các trường hợp sau: a. Khi cho KMnO 4 tác dụng với HCl đặc cũng thu được khí Cl 2 . Nếu khối lượng KMnO 4 và MnO 2 bằng nhau, ta chọn chất nào để thu được khí Cl 2 nhiều hơn? b. Nếu muốn điều chế một thể tích khí Cl 2 nhất định, ta sẽ chọn KMnO 4 hay MnO 2 để tiết kiệm hydrochloric acid? c. Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường. 2. Hãy viết 5 phương trình hóa học trong mỗi phản ứng đều có các chất khác nhau tác dụng với nhau tạo thành khí CO 2 . Câu 2. (2,0 điểm). 1. Đá vôi khi phân hủy ở 900 - 1000 0 C thu được vôi sống hay vôi nung (A); vôi sống tác dụng được với nước tạo thành vôi tôi (B); vôi tôi có thể tan trong nước tạo thành nước vôi trong. Khi cho CO 2 vào nước vôi trong tạo thành kết tủa trắng (C), nếu tiếp tục cho CO 2 vào thì kết tủa này tan tạo dung dịch (D). Các hợp chất (A), (B), (C), (D) ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 tạo ra hợp chất (E). (E) là thành phần chính của thạch cao có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: đúc tượng, đúc các chi tiết tinh vi làm trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương… Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.