PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. THỰC HÀNH ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN ĐIỆN HOÁ-HS.pdf

1 - Áp dụng hệ thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá. - Sử dụng các đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong các mạch điện. 1. Hai Pin điện hoá: mới, cũ loại 1,5 V 2. Biến trở 100 ôm 3. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số 4. dây nối. 5. công tắc điện K 6. Điện trở bảo vệ R0. 7. Bảng lắp mạch điện - Phướng án 1: Dựa vào mối quan hệ của U và I trong đoạn mạch chứa nguồn. - Phướng án 2: sử dụng định luật ôm đối với toàn mạch, nghiệm lại công thức của định luật thông qua đồ thị y = f(x) biểu diễn gián tiếp sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I trong mạch kín vào R. Chuyên đề 4 DÒNG ĐIỆN. MẠCH ĐIỆN Chủ đề 4 THỰC HÀNH ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN ĐIỆN HOÁ I Tóm tắt lý thuyết 1 Mục đích thí nghiệm 2 Dụng cụ thí nghiệm 3 Thiết kế phương án thí nghiệm 4 Tiến hành thí nghiệm
2 - Lắp mạch theo sơ đồ - Kiểm tra mạch điện và thang đo đồng hồ. - Tiến hành đóng mạch và đo các giá trị cần thiết. - Ghi chép số liệu theo bảng 26.1 và 26.2 - Vẽ đồ thị Bài báo cáo của học sinh: - Xác định được giá trị Uo và r Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Để đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện người ta mắc 2 cực của nguồn điện với A. một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành mạch điện kín rồi mắc một vôn kế giữa hai cực của nguồn. Sau đó thay điện trở nói trên bằng một điện trở khác. B. một điện trở đã biết trị số và một vôn kế giữa hai cực của nguồn. C. một vôn kế (đúng chế độ đo) tạo thành một mạch điện kín. D. một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành mạch điện kín rồi mắc một vôn kế giữa hai cực của nguồn. 5 Kết quả thí nghiệm II BÀI TẬP 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm)
3 Câu 2. Khi nói về công dụng của các thiết bị đo, phát biểu nào sau đây sai? A. Tĩnh điện kế đo giá trị của điện trở. B. Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch điện. C. Công tơ điện đo điện năng tiêu thụ. D. Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong mạch điện. Câu 3. Khi thực hành đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa. Dụng cụ thí nghiệm gồm nguồn pin mắc nối tiếp với ampe kế, biến trở con chạy và điện trở R0 thành mạch kín. Một vôn kế mắc song song vào hai cực của nguồn pin. Tác dụng chủ yếu của điện trở R0 là A. bảo vệ không cho dòng điện qua vôn kế để tránh sai số phép đo. B. làm tăng chỉ số ampe kế. C. làm giảm số chỉ vôn kế. D. bảo vệ nguồn pin tránh hiện tượng đoản mạch. Câu 4. Cho các thao tác xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá như sau: (1). Gạt núm bật – tắt của miliampe kế và của Vôn kế sang vị trí “ON”. (2). Ghi giá trị ổn định của cường độ dòng điện trên miliampe kế và của hiệu điện thế trên vôn kế vào bảng. (3). đóng khoá K. (4). Ngắt khoá K. Thứ tự thao tác đúng là. A. (1), (3), (4), (2). B. (1), (3), (2), (4). C. (2), (4), (1), (3). D. (2), (1), (3), (4). Câu 5. Để đo được dòng điện không đổi thì phải dùng chế độ đo nào của đồng hồ đo điện năng? A. DCV. B. ACV. C. DCA. D. ACA. Câu 6. Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì A. Điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch. B. Điện trở của miliampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn. C. Giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế.
4 D. Kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo. Câu 7. Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số? A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn; B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn; C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ; D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin. Câu 8. Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn? A. Pin điện hóa. B. đồng hồ đa năng hiện số. C. thước đo chiều dài. D. dây dẫn nối mạch. Câu 9. Đường biểu diễn của đồ thị U = f(I) trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá là. A. đường cong. B. đường thẳng. C. đường parabol. D. đường hyperbol. Câu 10. Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây? A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc thêm một vôn kế giữa hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. C. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Sau đó mắc vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Thay điện trở nói trên bằng một điện trở khác trị số. Dựa vào số chỉ của ampe kế và vôn kế trong hai trường hợp cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. Câu 11. Trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn, đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.