Nội dung text 1.6- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.docx
BÀI 1 NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU VIẾT LÀM MỘT BÀI THƠ SÁU CHỮ HOẶC BẢY CHỮ (2 tiết) I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Sau khi học xong bài này, HS có thể: 1. Về kiến thức - Đặc điểm của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. - Cách làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. 2. Năng lực - Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực hợp tác: có khả năng kết nối, làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề học tập. - Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. 3. Phẩm chất: Yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu (hoặc bảng phụ, tranh ảnh,...) - SGK, SGV. - PHT tìm ý tưởng cho bài thơ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: GV yêu cầu HS lắng nghe phần giải thích của GV và tham gia trò chơi. c. Sản phẩm: Câu trả lời được thể hiện ở hành động của học sinh. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố kiến thức về cách làm một bài thơ. Câu 1: Ngoài vần lưng và vần chân đã học ở Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: D
lớp 7, vần trong thơ còn được phân loại thành: A. Vần liền C. Cả 2 đều sai B. Vần cách D. Cả 2 đều đúng Câu 2: Thơ sáu chữ là: A. Là thể thơ mà mỗi dòng thơ có sáu chữ. B. Là thể thơ có sáu câu thơ trong một bài thơ. C. Là thể thơ có 6 khổ thơ. D. Là thể thơ có 6 đoạn thơ. Câu 3: Bố cục của bài thơ là: A. sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. B. sự tổ chức các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. C. sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. D. sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn văn theo một trình tự nhất định. Câu 4: Em hiểu thế nào là vần liền? A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ. B. Là tiếng cuối của 2 dòng thơ liên tiếp vần với nhau. C. Là vần gieo ngắt quãng D. Là vần gieo ở đầu câu thơ. Câu 5: Điền từ vào chỗ trống sau: Mạch cảm xúc của bài thơ là ..., sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. A. sự liên kết B. sự kết nối C. sự tuần hoàn D. sự tiếp nối Câu 6: Em hiểu thế nào là vần cách? A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ. B. Là vần được gieo ở giữa dòng thơ C. Là vần gieo ngắt quãng ở cuối câu thơ. Câu 6: C
D. Là vần của các bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS làm việc cá nhân. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chốt kiến thức theo từng vấn đề. - GV dẫn dắt vào bài học mới (Trong bài học này, HS sẽ làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Hoạt động củng cố kiến thức nền a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức nền về đặc điểm của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ đã học trong chương trình lớp 8. b. Nội dung: GV dùng kĩ thuật động não, HS suy nghĩ và trả lời. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày hiểu biết nền về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật động não, GV đưa ra câu hỏi: Em hãy dựa vào những kiến thức đã học khi làm một bài thơ 4 chữ, 5 chữ ở lớp 7 và cho biết khi làm một bài thơ chúng ta cần lưu ý những điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày ý kiến, các bạn khác góp ý, bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - Dựa trên câu trả lời của HS, GV nhận xét ý kiến của HS, nhắc lại một số đặc điểm về thể thơ và giới thiệu hoạt động viết. * Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ: - Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận … của người viết về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. - Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. - Đặt nhan đề phù hợp với nội
dung văn bản. - Đảm bảo đủ số chữ ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại. 2. Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về việc làm một bài thơ thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu (GV tìm và đưa vào bài) b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ vào PHT số 1. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thơ sáu chữ, bảy chữ thể hiện qua VB “Thế giới năm qua” (Lương Ngọc Tuấn). Nội dung bài học rút ra về đặc điểm thơ và câu hỏi cần giải đáp. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV trình bày bài thơ “Thế giới năm qua” lên bảng chiếu, rồi đưa ra hệ thống câu hỏi, tổ chức lớp thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi sau: (HS trả lời vào PHT số 1) 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 2. Để miêu tả được bức tranh sống động của thế giới trong một năm qua, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nào? 3. Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng? 4. Làm thơ không phải là chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc mới lạ, thú vị về cuộc sống. Bài thơ * Hướng dẫn phân tích văn bản mẫu 1. Về đặc điểm thể loại Về số tiếng: Mỗi câu thơ có 7 tiếng => thơ 7 chữ. Bài thơ có 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm 4 dòng. Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3. Vần liền: ương – phương tranh – mạnh – nhanh Vần cách: mãi – lại => Sử dụng vần nhịp một cách hợp lý làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. 2. Về nghệ thuật Hình ảnh: chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, tang tóc, đoàn kết, nắm tay, tình thương, chia sẻ, … => hình ảnh gợi cảm, sinh động, thể hiện sự liên tưởng bất ngờ thú vị. Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, ẩn dụ => thể hiện sự sống động của thiên