Nội dung text ĐỀ 2 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx
Câu 11. Hình bên dưới mô tả đường đặc trưng I – U của hai vật dẫn bóng đèn sợi đốt và một đoạn dây thép. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đường đặc trưng X tương ứng với đoạn dây thép; đường đặc trưng Y tương ứng với bóng đèn sợi đốt. B. Đường đặc trưng X tương ứng với bóng đèn sợi đốt; đường đặc trưng Y tương ứng với đoạn dây thép. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 12. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là thì suất điện động của acquy này là bao nhiêu V? A.0,3 V. B. 0,6 V. C. 3 V. D. 6 V. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Để mô tả điện thế trong không gian, người ta còn dùng các mặt đẳng thể là các mặt được vẽ trong không gian sao cho điện thế của các điểm mặt đằng thế là bằng nhau. Hình bên biểu diễn các điểm A, B, C, D, E nằm trên các mặt đằng thế trong vùng không gian điện trường . a. Vector cường độ điện trường có xu hướng hướng từ trên xuống dưới (dọc theo mặt phẳng giấy). b. Điện thế tại điểm A và điểm B bằng nhau. c. Hiệu điện thế giữa hai điểm D và A là 3 V. d. Khi lần lượt dịch chuyển một điện tích dương theo các đường đi A đến B, C đến D và E dến B thì công của điện trường tác dụng lên điện tích đó sắp xếp theo thứ tự tăng dần là A EB < A AB < A CD . Câu 2. Một trường học có 20 phòng học, tính trung bình mỗi phòng học sử dụng điện trong 10 giờ mỗi ngày với một công suất điện tiêu thụ 500 W. Bảng bên dưới là thang giá điện sinh hoạt hiện nay: Bậc Điện năng tiêu thụ Giá tiền cho 1kWh 1 0 – 50 (kWh) 1.806 đồng 2 51 – 100 (kWh) 1.866 đồng 3 101 – 200 (kWh) 2.167 đồng 4 201 – 300 (kWh) 2.729 đồng 5 301 – 400 (kWh) 3.050 đồng 6 401 trở lên (kWh) 3.151 đồng a. Công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học đó là 10 kW. b. Trong đời sống người ta gọi 1 kWh là 1 số điện. c. Năng lượng tiêu thụ điện của trường học trong một tháng (30 ngày) là 2500 kWh. d. Nếu tại các phòng học của trường học trên, các bạn học sinh đều có ý thức tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Thời gian dùng các thiết bị điện ở mỗi phòng học chỉ còn 8 giờ mỗi ngày thì tiền điện mà trường học trên đã tiết kiệm được trong 30 ngày là 2.530.200 đồng. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm).
Câu 1. Hai điện tích điểm q 1 = q 2 = 3.10 -6 C đặt tại A và B trong không khí, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn 22,5 N thì chúng phải đặt cách nhau bao nhiêu mét? Xem như các điện tích chỉ chịu tác dụng của lực tương tác điện. Câu 2. A, B, C là ba điểm tạo thành một tam giác vuông tại A, cạnh AB = 8cm, đặt trong một điện trường đều như hình vẽ. Biết cường độ điện trường là 500 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B bằng bao nhiêu V? Câu 3. Trong một thí nghiệm mạ bạc, cần có điện tích 6,3.10 3 để lắng đọng một khối lượng bạc. Nếu ta sử dụng dòng điện có cường độ là 0,5 thì thời gian cần thiết để khối bạc này lắng đọng hết là bao nhiêu giờ? Câu 4. Hiệu điện thế giữa hai đầu một mạch điện gồm 2 điện trở 10 Ω và 30 Ω ghép nối tiếp nhau là 20V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 10 Ω bằng bao nhiêu A? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Hình bên mô tả đèn điện tử chân không bao gồm bóng đèn thuỷ tinh đã hút chân không (áp suất trong bóng đèn còn khoảng 10 -6 mmHg). Bên trong bóng đèn có hai cực: anode là một bản kim loại, còn cathode là dây vonfram bị đốt nóng, làm bật ra các electron tự do. Nối anode và cathode với nguồn điện một chiều thì các electron chuyển động thành dòng và tạo thành dòng điện có cường độ 4,5.10 -3 A. a) Tính điện lượng chuyển qua Ampere kế trong 5 phút? (0,5 điểm) b) Tính số electron di chuyển qua anode lúc này? Biết điện tích nguyên tố là 1,6.10 -19 C. (0,5 điểm). Câu 2 (2,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối và Ampre kế, ξ = 6V, r = 1Ω, R 1 = 3Ω, R 2 = 6Ω, R 3 = 2Ω. Tìm: a. Điện trở tương đương của mạch ngoài. (0,5 điểm) b. Số chỉ Ampere kế và cường độ dòng điện chạy qua R 2. (1,0 điểm) c. Công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài. (0,5 điểm)