Nội dung text 3011. Đông Du - Đắk Lắk (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ ĐÔNG DU – ĐẮK LẮK 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Các đường sức từ xung quanh dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng là A. những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện. B. những đường thẳng vuông góc với dòng điện. C. những đường thẳng song song với dòng điện. D. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua. Câu 2: Hệ thức = + U A Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí? A. Truyền nhiệt và nội năng giảm. B. Nhận nhiệt và sinh công. C. Nhận công và nội năng giảm. D. Nhận công và truyền nhiệt. Câu 3: Một quả bóng chuyền có tiêu chuẩn khi thi đấu với thể tích khoảng 4,85 lít và áp suất khoảng 1,3 atm. Sử dụng một cái bơm tay để bơm không khí vào bóng, mỗi lần bơm đưa được 0,63 lít không khí ở áp suất 1 atm vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và biết ban đầu trong bóng không có không khí. Số lần bơm bóng xấp xỉ A. 16 lần. B. 10 lần. C. 6 lần. D. 100 lần. Câu 4: Chỉ ra phát biểu sai. A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ. B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ. C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ. D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. Câu 5: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một khối khí lí tưởng, khi thể tích của khối khí giảm đi 2 lít thì áp suất của nó tăng lên 1,2 lần. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 4 lít. B. 12 lít. C. 10 lít. D. 2,4 lít. Câu 6: Vật chất ở thể rắn A. có khoảng cách giữa các phân tử khá xa nhau. B. có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. C. có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định. D. thì các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn, không có vị trí cân bằng xác định. Câu 7: Xét một khối khí lí tưởng xác định thực hiện quá trình biến đổi đẳng áp. Hình nào sau đây diễn tả không đúng dạng đường đẳng áp trong hệ toạ độ tương ứng? A. Hình 1 B. Hình 4 C. Hình 2 D. Hình 3
Câu 8: Chọn cụm từ và công thức phù hợp để điền vào chỗ trống. Cảm ứng từ là một đại lượng ...(1)..., đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Khi một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài L, mang dòng điện có cường độ I được đặt trong vùng từ trường có cảm ứng từ B hợp với chiều dòng điện một góc θ thì độ lớn cảm ứng từ được xác định bởi biểu thức ...(2).... A. (1) vectơ, (2) . sin F B IL = B. (1) vô hướng, (2) . sin F B IL = C. (1) vectơ, (2) . cos F B IL = D. (1) vô hướng, (2) . cos F B IL = Câu 9: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4, 00.105 J/kg, của chì là 0,25. 105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg nhôm ở nhiệt độ nóng chảy có thể làm nóng chảy được bao nhiêu kilôgam chì? A. 16 kg. B. 1,6 kg. C. 160 kg. D. 1 kg. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là sự thể hiện của hiện tượng bay hơi của vật chất? A. Bật quạt sau khi lau sàn nhà. B. Sử dụng khí gas (R-32) trong các thiết bị làm lạnh của máy điều hoà không khí. C. Sản xuất muối của các diêm dân. D. Xuất hiện các giọt nước ở thành ngoài cốc nước giải khát có đá khi để trong không khí. Câu 11: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 0 60 . Biết dòng điện I = 20 A và dây dẫn chịu một lực là -2 F = 2.10 N . Độ lớn của cảm ứng từ là A. -3 10 T B. -3 1,6.10 T C. -3 0,8.10 T . D. -3 1,4.10 T Câu 12: Từ công thức gần đúng xác định nhiệt dung riêng của nước 0 ( ) n n U I t c m T T = − , thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước không sử dụng dụng cụ nào dưới đây? A. Biến thế nguồn. B. Nhiệt lượng kế. C. Cân điện tử. D. Máy phát tần số. Câu 13: Xét một khối khí chứa trong bình kín. Khi nhiệt độ tăng, áp suất khối khí trong bình tăng lên là do A. khối lượng phân tử khí tăng nên va chạm với thành bình mạnh hơn, làm áp suất tăng. B. số lượng phân tử tăng nên số va chạm vào thành bình tăng lên, làm áp suất tăng. C. các phân tử khí chuyển động nhanh hơn, va chạm vào thành bình mạnh hơn, làm áp suất tăng. D. các phân tử khí chuyển động chậm hơn, va chạm vào thành bình yếu hơn, làm áp suất tăng. Câu 14: Phát biểu nào sau đây về từ thông là không đúng? A. Đơn vị của từ thông là Weber, kí hiệu là Wb. B. Từ thông là đại lượng vô hướng, được sử dụng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S nào đó. C. Từ thông qua diện tích S nào đó bằng không khi vectơ pháp tuyến của diện tích S vuông góc với vectơ cảm ứng từ của từ trường. D. Từ thông là đại lượng vectơ, được xác định bằng số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. Câu 15: Một hệ gồm hai vật, mỗi vật có nhiệt độ 30 0C . Nhiệt độ của hệ là A. 20 0C . B. 10 0C . C. 30 0C . D. 60 0C . Câu 16: Trong hệ SI, đơn vị đo độ lớn cảm ứng từ là A. fara (F). B. henry (H). C. tesla (T). D. ampe (A).
Biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của các ampe kế lần lượt là 2A và 0,1A. a) Giá trị độ lớn cảm ứng từ thu được ở các lần đo có sự khác nhau do có sai số trong quá trình đo đạc, thu thập và xử lí số liệu. b) Giá trị trung bình của độ lớn cảm ứng từ thu được trong thí nghiệm này là 0,0176T (làm tròn đến 4 chữ số thập phân sau dấu phẩy). c) Trong quá trình điều chỉnh dòng điện, giá trị của cường độ dòng điện đọc được từ ampe kế có thể bằng 0,25 A. d) Kết quả phép đo cảm ứng từ thu được từ thí nghiệm trên biểu diễn là: B 0,0179 0,0006 (T) = (làm tròn đến 4 chữ số thập phân sau dấu phẩy). Câu 3: Một bình kín chứa 1mol nitrogen, áp suất khí là 5 10 Pa , ở nhiệt độ 0 27 . C a) Thể tích của bình xấp xỉ bằng 25 lít. b) Có thể áp dụng quá trình đẳng tích cho quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trong bình. c) Nung bình đến khi áp suất khí bằng 5 5.10 . Pa Nhiệt độ của khối khí khi đó là 0 1500 . C d) Giả sử một lượng khí thoát ra ngoài nên áp suất khí trong bình giảm còn 5 4.10 , Pa nhiệt độ vẫn được giữ không đổi so với khi áp suất khí là 5 5.10 . Pa Lượng khí đã thoát ra ngoài là 0,2 mol. Câu 4: Một chiếc xe bán tải chạy trên đường cao tốc Bắc - Nam hướng đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày mùa hè. Xe đi vào sáng sớm với nhiệt độ ngoài trời là 27°C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 120 lít và áp suất trong các lốp xe là 240 kPa. Coi gần đúng nhiệt độ của không khí trong lốp xe bằng với nhiệt độ ngoài trời. Đến giữa trưa xe chạy đến Cam Lộ, nhiệt độ trên mặt đường đo được khoảng 45 C. a) Số mol khí trong mỗi lốp xe là 12 mol. b) Cho rằng khí trong lốp không thoát ra ngoài và thể tích lốp không thay đổi, áp suất khí bên trong lốp lúc giữa trưa là 5 2,45.10 . Pa c) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử không khí do sự gia tăng nhiệt độ vào sáng sớm khi xe ở Hà Nội và giữa trưa khi xe ở Cam Lộ là 22 3,73.10 J − . d) Lốp xe chịu được áp suất tối đa là 5 2,7.10 . Pa Cho rằng khí trong lốp không thoát ra ngoài và thể tích lốp không thay đổi. Nhiệt độ tối đa để lốp xe không bị nổ là 54,6 C . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một dây dẫn được uốn thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A như hình bên dưới với AM = 4cm có dòng điện với cường độ 5A chạy qua. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có B = 3.10-3T có vecto cảm ứng từ song song với cạnh AN hường như hình vẽ. Giữ khung dây cố định. Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là bao nhiêu mN? Câu 2: Một bình thủy tinh có dung tích 14 cm3 chứa không khí ở nhiệt độ 77 °C được nổi với ống thủy tinh nằm ngang chứa đầy thủy ngân. Đầu kia của ống để hở. Dung tích của bình coi như không đổi, khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6 kg/dm3 . Làm lạnh không khí trong bình đến nhiệt độ 27 °C thì có bao nhiêu gam thủy ngân đã chảy vào bình? Câu 3: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10 −4T. Từ thông qua hình vuông đó bằng Φ = 10 −6Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây hình vuông đó bằng bao nhiêu độ? Câu 4: Một người cọ xát một miếng sắt dẹt có khối lượng 150 g trên một tấm đá mài. Sau một khoảng thời gian, miếng sắt nóng thêm 12 °C. Công mà người này đã thực hiện là bao nhiêu J, giả sử rằng 40% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/(kg.K)