PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HSG VẬT LÍ 12-TỈNH HẢI DƯƠNG.pdf

Mã đề thi 101 - Trang 1/ 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2024-2025 Môn thi: VẬT LÍ Ngày thi: 29/10/2024 Thời gian làm bài: 100 phút, không tính thời gian phát đề Đề thi có: 6 trang Mã đề thi 101 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một bác thợ rèn rút một con dao bằng thép khối lượng 0,9 kg vừa nung xong có nhiệt độ 750 °C và nhúng ngay vào trong một bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Trong bể có 20 lít nước có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 30 °C. Coi sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường xung quanh bể không đáng kể, khối lượng riêng của nước không thay đổi theo nhiệt độ. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/(kg.K), của nước là 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1kg/lít. Nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 45,53 0C. B. 43,39 0C. C. 50,39 0C. D. 33,53 0C. Câu 2: Tạo ra trên dây dài có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và Q dao động lệch pha nhau bao nhiêu rad? A. 2 . p B. p. C. . 3 p D. . 4 p Câu 3: Các quy tắc cơ bản khi sử dụng ampe kế (hình vẽ) để đo cường độ dòng điện gồm: a. Mắc ampe kế trong mạch sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra chốt (–) của ampe kế. b. Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo. c. Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện. d. Đọc và ghi kết quả trên ampe kế. Thứ tự đúng các quy tắc là A. c, a, b, d. B. a, b, c, d. C. b, c, a, d. D. b, a, c, d. Câu 4: Một tụ điện có điện dung 2μF được tích điện ở hiệu điện thế 15 V. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là A. 4,5.10-4 J. B. 3,5.10-4 J. C. 2,25.10-4 J. D. 1,25.10-4 J. Câu 5: Một điện tích điểm q = +10 μC chuyển động dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh 10 cm. Tam giác ABC nằm trong điện trường đều có cường độ 5000 V/m. Đường sức của điện trường này song song với cạnh BC và có chiều từ C đến B. Công của lực điện khi điện tích q dịch chuyển theo các cạnh CB, BA và AC lần lượt là x, y và z. Giá trị của biểu thức 2x + 3y + 5z gần giá trị nào nhất sau đây? A. 10 mJ. B. – 10 mJ. C. 7,5 mJ. D. - 7,5 mJ. Câu 6: Điện tích điểm Q đặt trong chân không gây ra tại điểm M cách nó 30 cm một điện trường có cường độ 105 V/m. Độ lớn của điện tích điểm Q bằng A. 2 C. B. 3 C. C. 1 C. D. 4 C. ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi 101 - Trang 2/ 6 Câu 7: Hình vẽ bên là sơ đồ mạch điện thí nghiệm đo suất điện động E và điện trở trong r của pin điện hóa. Trong quá trình làm thí nghiệm, mục đích chính của điện trở R0 là A. giữ cho cường độ dòng điện trong mạch không quá lớn. B. giữ cho công suất tiêu thụ của mạch ngoài ổn định. C. giảm hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài. D. tăng điện trở mạch ngoài. Câu 8: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. làm lạnh vật. B. cọ xát vật lên mặt bàn. C. đun nóng vật. D. đưa từ từ vật lên cao. Câu 9: Hình vẽ dưới đây mô tả sóng truyền trên một lò xo. Nhận định nào sau đây đúng về loại sóng truyền trên lò xo? A. Cả hai hình đều thể hiện sóng dọc. B. Cả hai hình đều thể hiện sóng ngang. C. Hình a thể hiện sóng ngang, hình b thể hiện sóng dọc. D. Hình a thể hiện sóng dọc, hình b thể hiện sóng ngang. Câu 10: Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do một điện tích điểm đặt tại điểm O gây ra trong chân không. Biết cường độ điện trường tại A là 25 V/m và tại B là 5 V/m. Cường độ điện trường tại điểm M có khoảng cách OM thỏa mãn 2 2 2 2 1 1 OM OA OB = + gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 10 V/m. B. 12 V/m. C. 18 V/m. D. 15 V/m. Câu 11: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học? A. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q < 0. B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0. C. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0. D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0. Câu 12: Nội năng của vật trong hình nào sau đây đang giảm? A. Hình 1. B. Hình 4. C. Hình 3. D. Hình 2. Câu 13: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 1 m. Khi di chuyển màn quan sát theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa 2 khe thì thấy vân sáng bậc 5 trên màn trở thành vân tối thứ 3. Màn đã di chuyển một đoạn là A. 3 m. B. 1 m. C. 2 m. D. 4 m. Câu 14: Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đo nhiệt dung riêng của nước?
Mã đề thi 101 - Trang 3/ 6 A. Nhiệt lượng kế. B. Nhiệt kế điện tử. C. Cân điện tử. D. Âm thoa. Câu 15: Đưa đầu A của thanh kim loại AB trung hòa về điện lại gần một quả cầu tích điện dương thì đầu A của thanh kim loại sẽ A. nhiễm điện âm B. nhiễm điện dương. C. bị đẩy ra xa quả cầu. D. không nhiễm điện. Câu 16: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là A. điện dung C. B. điện tích Q. C. khoảng cách d giữa hai bản tụ. D. hiệu điện thế hai bản tụ. Câu 17: Một học sinh muốn làm tăng nội năng của một miếng sắt có khối lượng 300g bằng cách cọ xát nó lên mặt bàn. Sau một thời gian, miếng sắt nóng thêm 20°C. Giả sử chỉ có 30% công đó được dùng làm nóng miếng sắt. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/(kg.K). Công mà học sinh này đã thực hiện bằng bao nhiêu? A. 3100J. B. 7680 J. C. 9200 J. D. 4201 J. Câu 18: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm khảo sát đường đặc trưng vôn–ampe của hai điện trở R1 và R2 và vẽ được đường đặc trưng như hình vẽ. Tỉ số 1 2 R R bằng bao nhiêu? A. 1 3 . B. 0,5. C. 3. D. 2. Câu 19: Mô hình súng bắn điện tử như hình vẽ bên. Cơ chế hoạt động như sau: electron thoát ra từ K, được tăng tốc bởi một điện trường đều giữa A và K rồi bay vào vị trí chính giữa không gian của hai bản một tụ phẳng theo phương song song với hai bản. M là vị trí electron đập vào màn. Biết s = 8 cm, d = 2 cm; l = 16 cm, b = 2 cm; U của tụ 60 V. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Tốc độ ban đầu của electron khi bắt đầu bay vào gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,15.107 m/s. B. 5,24.107 m/s. C. 10,67.107 m/s. D. 2,05.107 m/s. Câu 20: Một điện tích q = 2 μC dịch chuyển giữa hai điểm A, B trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Thế năng của q tại A và B lần lượt là WA = 0,03 J; WB = 0,05 J. Chọn phát biểu đúng? A. Hiệu điện thế giữa hai điểm B và A là 2.104 V. B. A nằm gần bản tích điện dương hơn B. C. Điện thế tại A là 1,5.10 4 V. D. Công lực điện thực hiện khi q dịch chuyển từ A đến B là 0,1 J. Câu 21: Nhiệt hoá hơi riêng của một chất lỏng là nhiệt lượng cần thiết để làm cho A. một kilôgam chất lỏng đó đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. một lít chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. C. một kilôgam chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. D. một lít chất lỏng đó đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. Câu 22: Một trận động đất tại Nhật Bản bắt nguồn từ tâm chấn M trong lòng đất phát ra đồng thời hai sóng: sóng dọc và sóng ngang. Tốc độ truyền sóng ngang và sóng dọc lần lượt là 10 km/s và 15 km/s. Một máy ghi địa chấn đặt tại A ghi được cả sóng ngang và sóng dọc. Kết quả cho thấy sóng ngang đến máy ghi chậm hơn sóng dọc là 1 phút. Tâm chấn M cách máy ghi A một khoảng là A. 1800 km. B. 1200 km. C. 1600 km. D. 1300 km. Câu 23: Cho đoạn mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương đương của đoạn mạch là 3Ω. Giá trị điện trở R là
Mã đề thi 101 - Trang 4/ 6 A. 4 W . B. 5 W . C. 2 W . D. 3 W . Câu 24: Trong một buổi hoà nhạc tại nhà hát lớn Hà Nội, có ba nhạc cụ phát ra ba âm có đồ thị dao động âm - thời gian như hình vẽ. Biết tần số âm càng lớn thì âm nghe được càng cao. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của độ cao các âm là A. (2) – (1) – (3). B. (3) – (1) – (2). C. (2) – (3) – (1). D. (3) – (2) – (1). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cấu tạo nguyên tử Hydro gồm hạt nhân là một proton và vỏ là một electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Theo mẫu nguyên tử được Niels Bohr đề xuất, khi nguyên tử Hydro tồn tại ở các trạng thái có năng lượng xác định thì electron chỉ chuyển động tròn đều trên các quỹ đạo có bán kính xác định được cho bởi công thức rn = n2 r0 (n = 1, 2, 3...) với r0 = 5,3.10-11 m là bán kính Bohr. Khi nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản thì electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất (n = 1). Khi nguyên tử hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái kích thích, e nhảy ra các quĩ đạo xa hạt nhân hơn (n = 2, 3...). a) Lực tương tác giữa hạt nhân và electron đóng vai trò lực hướng tâm. b) Độ lớn lực tương tác giữa e và hạt nhân khi nguyên tử ở trạng thái cơ bản là 82.10-8 N. c) Tốc độ dài của e khi nguyên tử ở trạng thái cơ bản xấp xỉ bằng 2,186.106 m/s. d) Tỷ số tốc độ dài của e khi nguyên tử ở trạng thái kích thích ứng với n = 3 với trạng thái cơ bản là 1/9. Câu 2: Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí: Một ống trụ thuỷ tinh cao 1,4 m, ban đầu chứa đầy nước, thành ống có vạch chia độ cao, đáy ống có van xả. Dùng một âm thoa có tần số 440 Hz, gõ nhẹ và đưa sát vào miệng ống, đồng thời xả van cho mực nước trong ống hạ dần. Lần đầu tiên nghe thấy âm to nhất thì mực nước hạ xuống 18,75 cm so với miệng ống. a) Thí nghiệm trên là ứng dụng của sóng dừng. b) Khi nghe thấy âm to nhất thì miệng ống là nút sóng. c) Tốc độ truyền âm trong không khí trong ống là 330 m/s. d) Nếu tiếp tục xả nước liên tục cho đến khi mực nước trong ống còn lại là 8,75 cm thì có thêm 4 lần nghe thấy âm to nhất. Câu 3: Người ta cung cấp nhiệt lượng 25 J cho một lượng khí trong xi lanh đặt nằm ngang. Lượng khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động trong xi lanh được 10 cm. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn 20 N và coi chuyển động của pit-tông trong xi lanh là đều. a) Khi chất khí nhận nhiệt và nóng lên thì nội năng của khí tăng. b) Khi chất khí dãn nở thực hiện công đẩy pit-tông lên thì nhiệt độ của khí giảm, nội năng của khí giảm. c) Công mà lượng khí đã thực hiện là A = 2 J. d) Độ biến thiên nội năng của khí là ΔU = 20 J. Câu 4: Một học sinh muốn làm nước sôi nguội nhanh để dùng. Học sinh đó chuẩn bị một số cốc thuỷ tinh giống nhau, lúc đầu chưa có nước và làm như sau: Rót một lượng nước sôi vào cốc đầu tiên, đợi cho cân bằng nhiệt rồi rót lượng nước đó sang cốc tiếp theo...cứ như vậy cho đến khi nước đủ nguội để dùng. Biết khối lượng mỗi cốc là 100 g, nhiệt dung riêng của thuỷ tinh là 840 J/kg.K, nhiệt độ ban đầu của các cốc bằng nhau và bằng nhiệt độ phòng (20 oC). Ban đầu học sinh đó rót 300 g nước sôi ở 100

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.