Nội dung text 64. Cụm Đô Lương - Yên Thành 3 - Nghệ An [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 1/6 – Mã đề 053 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN CỤM ĐÔ LƯƠNG – YÊN THÀNH 3 (Đề thi có 06 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 053 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tố potassium (K) có số hiệu nguyên tử là 19. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử K là A. [Ar]4s 1 . B. [Kr]4s 2 . C. [Ar]4s 2 . D. [Kr]4s 1 . Câu 2: Cao su tự nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện, chịu mài mòn, không thấm khí và nước, không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ như ethanol,. nhưng tan trong xăng, benzene, …Do có liên kết đôi trong phân tử polymer nên cao su tự nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng với H 2 , HCl, Cl 2 ,… Khi cho cao su tác dụng với lưu huỳnh thu được cao su lưu hóa. Cao su sau khi lưu hóa có các cầu nối disufide tạo mạng lưới không gian nên có các tính chất lý hóa nổi trội hơn so với cao su ban đầu,… Cho các phát biểu sau: (a) Cau su tự nhiên được điều chế từ phản ứng trùng hợp isoprene C 5 H 8 . (b) Cao su lưu hóa có mạch mạng lưới không gian. (c) Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer. (d) Phản ứng cộng HCl vào cao su tự nhiên thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer. Các phát biểu đúng là A. (b), (c), (d). B. (a), (b), (d). C. (b), (c). D. (a), (b), (c). Câu 3: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau: Cặp oxi hóa – khử Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Zn 2+ /Zn Ag + /Ag Pb 2+ /Pb Al 3+ /Al Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 +0,34 -0,76 +0,80 -0,13 -1,68 Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa – khử trong số các cặp trên là A. 1,56 V. B. 2,48 V. C. 1,60 V. D. 1,24 V. Câu 4: Polypropylene là chất dẻo được sử dụng phổ biến thứ 2 sau polyethylene. Trùng hợp chất nào sau đây thu được Polypropylene? A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CH-C 6 H 5 . C. CH 2 =CH-Cl. D. CH 2 =CH-CH 3 . Câu 5: Nguyên tắc tách kim loại ra khỏi hợp chất của chúng là A. Khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử. B. Dựa trên tính chất của kim loại như từ tính, khối lượng tiêng lớn để tách chúng ra khỏi quặng. C. Oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử. D. Hòa tan các khoảng vật có trong quặng để thu được kim loại. Câu 6: Câu ca dao “Lúc chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” phản ánh hiện tượng gì trong hóa học liên quan đến sự phát triển của cây lúa? A. Tiếng sấm là tín hiệu báo mùa mưa, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển nhanh chóng. B. Mưa sau tiếng sấm làm tăng độ ẩm trong đất, giúp cây lúa phát triển. C. Sự tăng cường quang hợp khi có sấm. D. Nước mưa sau sấm cung cấp đạm, thúc đấy sự sinh trưởng của cây lúa. Câu 7: Cho các hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây:
Trang 2/6 – Mã đề 053 Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid? A. Chất (1) và chất (3). B. Chất (2), chất (3) và chất (4). C. Chất (1) và chất (2). D. Chất (1), chất (2) và chất (3). Câu 8: Phản ứng giữa HCl với ethylene: CH 2 =CH 2 + HCl → CH 3 CH 2 Cl. Cơ chế phản ứng qua 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 xảy ra chậm, quyết định tốc độ phản ứng. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong phân tử ethylene có 5 liên kết σ (xích ma). B. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng. C. Trong dãy đồng đẳng alkene, ethylene tham gia phản ứng cộng HCl dễ nhất. D. Trong giai đoạn 1 của phản ứng trên có sự phân cắt liên kết π (pi). Câu 9: Kim loại tungsten (W) được sử dụng làm dây tóc bóng đèn. Ứng dụng này dựa trên cơ sở tính chất vật lí nào sau đây của tungsten? A. Nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tỉ trọng nhỏ. Câu 10: Nước Javel là sản phẩm của quá trình A. sục khí chlorine vào vôi sữa. B. điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn giữa hai điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn giữa hai điện cực. D. điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn. Câu 11: Cho đồ thị sau : Khi sử dụng đồ uống có đường, nồng độ glucose trong máu tăng cao nhất sau khi : A. sử dụng khoảng 20 phút. B. sử dụng khoảng 2 giờ.
Trang 3/6 – Mã đề 053 C. sử dụng khoảng 50 phút. D. sử dụng khoảng 3 giờ. Câu 12: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau : Cặp oxi hóa – khử Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Zn 2+ /Zn Ag + /Ag Pb 2+ /Pb Al 3+ /Al Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 +0,34 -0,76 +0,80 -0,13 -1,68 Trong số các ion kim loại gồm Fe 2+ , Cu 2+ , Al 3+ và Zn 2+ , ở điều kiện chuẩn ion nào có tính oxi hóa yếu hơn Ag + , nhưng mạnh hơn Pb 2+ ? A. Cu 2+ . B. Zn 2+ . C. Fe 2+ , Cu 2+ , Zn 2+ . D. Fe 2+ , Cu 2+ . Câu 13: Ester nào sau đây được tạo thành từ acetic acid và ethanol ? A. Ethyl acetate. B. Propyl acetate. C. Methyl acetate. D. Isopropyl acetate. Câu 14: Lysine là một trong những amino acid thiết yếu đối với cơ thể con người. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 5,6; 9,7; 12,0, coi lysine chỉ tồn tại ở dạng cho dưới đây : Trong quá trình điện di, ion sẽ di chuyển về phía điện cực trái dấu với ion. Cho các nhận định sau về quá trình điện di của lysine : (a) Với môi trường pH = 9,7 thì dạng (II) hầu như không dịch chuyển về các điện cực. (b) Với môi trường pH = 5,6 thì dạng (I) di chuyển về phía cực âm. (c) Với môi trường pH = 12,0 thì dạng (III) di chuyển về phía cực dương. (d) Với môi trường pH = 9,7 thì dạng (II) di chuyển về phía cực âm. Các nhận định đúng là : A. (a), (b), (d). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (c). D. (b), (c), (d). Câu 15: Hợp chất nào sau đây chứa nhóm chức amino (-NH 2 ) ? A. Aniline. B. Benzen. C. Glucose. D. Acetic acid. Câu 16: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO 4 dư tạo thành 2 chất kết tủa ? A. Ba. B. Fe. C. Na. D. Zn. Câu 17: Phổ khối lượng (MS) là phương pháp điện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Hai chất (A), (B) có công thức phân tử không theo thứ tự là C 6 H 6 và C 3 H 8 O. Cho biết hình ảnh phổ khối lượng của hai chất đó như sau : Kết luận nào sau đây đúng ? A. (A) và (B) thuộc cùng dãy đồng đẳng. B. (B) thuộc loại hợp chất hữu cơ có nhóm chức. C. (A) là C 6 H 6 , (B) là C 3 H 8 O. D. (A) là C 3 H 8 O, (B) là C 6 H 6 . Câu 18: Ester có công thức CH 3 COOCH 3 có tên gọi là :
Trang 4/6 – Mã đề 053 A. methyl formate. B. methyl methanoate. C. Methyl propionate. D. methyl acetate. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Aspirin (hay acetylsalicylic acid), là một dẫn xuất của salisylic acid được sử dụng để hạ sốt và giảm đau nhẹ đến trung bình do tình trạng đau nhức cơ, răng, cảm lạnh đau đầu và sưng tấy do viêm khớp. Một nhóm học sinh thực hiện tổng hợp Aspirin trong phòng thí nghiệm như sau: Bước 1: Cho 75,0 gam salicylic acid khan và 105,0 ml acetic nhydride (d = 1,08 g/mL) vào bình cầu 250 ml; thêm 4,0 ml sulfuric acid đặc vào và lắc kĩ. Sau đó, khuấy khối phản ứng ở 50 – 60°C trong khoảng 45 phút cho đến khi tan hết phần chất rắn. Bước 2: Dùng nước đá để làm lạnh hỗn hợp phản ứng đến nhiệt độ nhỏ hơn 10°C. Cho hỗn hợp vào cốc lớn, thêm từ từ 750 ml nước cất và khuấy kỹ, aspirin sẽ kết tủa. Lọc lấy sản phẩm bằng phễu lọc Buchner. Bước 3: Hòa tan aspirin thô trong 100 ml ethanol 90°, đun nóng để tan hoàn toàn, sau đó đổ dung dịch này từ từ vào 450 ml nước nóng khoảng 50°C, đun nóng nhẹ cho chất rắn tan hết. Để nguội dung dịch thu được đến nhiệt độ phòng. Aspirin kết tinh dưới dạng tinh thể, lọc và hút hết nước, sây khô ở 50°C. Bước 4: Cân sản phẩm thu được 83,1 gam aspirin. Biết phương trình hóa học điều chế aspirin từ salicylic acid được biểu diễn như sau: a. Phương pháp tách và tinh chế aspirin ở trên là phương pháp kết tinh. b. Aspirin tan trong nước nhiều hơn salicylic acid. c. Hiệu suất của quá trình tổng hợp aspirin ở thí nghiệm trên đạt khoảng 85%. d. Aspirin là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong đó có chức ester và chức phenol. Câu 20: Một nhóm học sinh tiến hành mạ đồng (copper) cho một chiếc chìa khóa bằng hợp kim Fe-Zn, quá trình tiến hành được thực hiện như sau: - Cho vào cốc thủy tinh 200 mL dung dịch CuSO 4 1 M. - Nhúng 1 lá đồng vào dung dịch và nối với cực dương của nguồn điện 1 chiều. - Nhúng chìa khóa chìm trong dung dịch và nối với cực âm của nguồn điện. a. Khối lượng dung dịch trong cốc không đổi trong quá trình phản ứng (coi nước bay hơi không đáng kể). b. Nếu không nối chìa khóa với nguồn điện thì trên bề mặt chìa khóa vẫn có lớp kim loại màu đỏ bám vào. c. Chiếc chìa khóa đóng vai trò là anode. d. Màu xanh của dung dịch trong cốc nhạt dần. Câu 21: Một nhóm học sinh tiến hành dự án nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột, nhằm kiểm tra giả thuyết "sau khi thủy phân, lên men, chưng cất sẽ thu được rượu chỉ chứa C 2 H 5 OH và H 2 O”, sau đó đem bán lấy kinh phí góp thực hiện chương trình "Xuân yêu thương". Tinh bột từ gạo nếp sau khi nấu cơm, ủ lên men, thêm nước đủ ngày, sau đó chưng cất thu được rượu 30°. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. a. Do rượu có vị chua nên giả thuyết của nhóm học sinh là sai. b. Từ 20 kg gạo nếp (chứa 48,6% tinh bột) nhóm học sinh chưng cất được 18,4 Lít rượu 30° (biết khối lượng riêng C 2 H 5 OH là 0,8 g/mL, hiệu suất quá trình sản xuất là 80%). c. Tinh bột thuộc loại polysaccharide. d. Để rượu ngon, khi chưng cất ta nên bỏ đi 100 - 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.