Nội dung text Bài văn của mentors nhà GAC về đề thi HSGQG 2024-2025
GAC VAN Bài văn của mentors nhà GAC về đề thi HSGQG 2024-2025 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Câu 1. Nghị luận xã hội “Trái đất dường như là một thực thể sống: không phải như cách người xưa nhìn nàng – một Nữ thần đa cảm, có mục đích và tầm nhìn - mà là như một cái cây. Một cái cây vốn tồn tại thầm lặng, chẳng bao giờ dịch chuyển trừ phi đung đưa theo gió, nhưng vẫn luôn trò chuyện không ngừng với ánh nắng và đất đai. Cây sử dụng ánh nắng, nước, khoáng chất dinh dưỡng để lớn lên và thay đổi. Song, tất cả sự thay đổi đó lặng lẽ tới mức, với tôi, cây sồi già trong sân trông vẫn như khi tôi nhìn thấy nó thuở ấu thơ”. (James Lovelock) Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về chủ đề: Lắng nghe sự thinh lặng. ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ “Đại âm hi thanh, đại tượng vô hình” (Đạo Đức Kinh) Theo Lão Tử, âm thanh to lớn đến mức tận cùng thì không thể nghe thấy, và hình tướng lớn lao đến mức tận cùng thì cũng như không có hình dạng. Với cổ nhân, bản chất của sự sống không nằm ở những thanh âm rõ ràng hay hình tướng cố định, mà ngụ ẩn trong thể dạng vô thanh, vô hình của sự sống. Trạng thái thinh lặng cũng có một thứ thanh âm của riêng nó, buộc ta phải bỏ ngoài tai những “đại âm” để có thể lắng nghe. James Lovelock, trong những trang đầu tiên của tiểu thuyết “Vòm rừng”, đã hướng sự quan sát đến sự thinh lặng, tưởng chừng vô hình của những hàng cây. Những hàng cây “chẳng bao giờ dịch chuyển trừ phi đung đưa theo gió, nhưng vẫn luôn trò chuyện không ngừng với ánh nắng và đất đai.” Chúng phát triển, tương tác, biến hóa trong sự thinh lặng mà con người thường xuyên bỏ qua. Lắng lòng trước sự thinh lặng của cuộc sống, ta nghe được những gì? “Sự thinh lặng” là trạng thái mà âm thanh xung quanh gần như không có hoặc rất ít, là trạng thái phi ngôn ngữ, tạo ra những khoảng không tĩnh lặng. Trong một số ngữ cảnh nhất định, sự thinh lặng còn được hiểu là khoảng lặng trong tâm hồn, khi con người tạm thời không bị chi phối bởi suy nghĩ, cảm xúc hoặc các tác nhân bên ngoài. “Lắng nghe sự thinh lặng” là hành động chú tâm và cảm nhận ý nghĩa sâu
GAC VAN sắc từ trạng thái yên tĩnh của thế giới xung quanh và của chính mình. “Lắng nghe sự thinh lặng” không phải là cố gắng tìm cho được những âm thanh còn sót lại, mà là một lòng nhẫn nại trước những khoảng trống yên ắng tạo ra bởi thinh lặng – nơi con người được kết nối sâu sắc với các thực thể tự nhiên, với đời sống xung quanh, và với chính mình. Trong thế giới được kiến tạo bởi âm thanh và ngôn ngữ, con người thường ít chú tâm và khó lắng nghe sự thinh lặng. Ngôn ngữ, công cụ giao tiếp đặc biệt của loài người, không chỉ giúp con người phát ra âm thanh-ký hiệu mà còn là nền tảng để con người tự tin khẳng định vị thế tối thượng của mình trong mối quan hệ với thế giới. Trong các nghiên cứu về người khuyết tật, đặc biệt là người điếc, các nhà nghiên cứu cho rằng thế giới mà người điếc cảm thấy lạc lõng là thế giới duy-âm-thanh (phonocentric). Thế giới duy-âm-thanh này không chỉ giới hạn sự tiếp cận của người điếc tới các tương tác xã hội, mà còn tạo nên sự kỳ thị và áp đặt vô hình khi ngôn ngữ ký hiệu vô thanh trở thành thứ yếu và kém giá trị hơn. Khi ngôn ngữ và âm thanh trở thành trung tâm và phương tiện giao tiếp duy nhất của đời sống, chúng đồng thời tạo nên một môi trường đầy ồn ào và không ngừng nhiễu loạn. Thêm vào đó, thế giới hiện đại chật chội tiếng ồn và thiếu vắng những thinh lặng trở thành nơi ẩn chứa nhiều thông tin gây nhiễu, là sự trút giận của một nhóm người lên một cá nhân, là sự phát tán những thông tin sai sự thật chưa được kiểm chứng, là sự bàn tán xôn xao trước một bài báo giật tít. Con người dần trở nên hoặc tan loãng, hoặc bất lực chống cự trước cơn đại hồng thủy của thông tin và cập nhật. Thói quen này khiến không ít người cảm thấy khó chịu hoặc bất an mỗi khi mọi thứ trở nên yên ắng. Sống với những âm thanh và tiếng ồn, trong cả không gian sống lẫn không gian mạng, con người dần làm quen, hòa lẫn mình vào những tạp âm. Đây là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn (noise pollution) mà bất kì ai trong chúng ta cũng có thể trải nghiệm ở những đô thị lớn, những nút thắt giao thông, những giờ tan tầm vội vã. Tiếng ồn, âm thanh trở thành một đặc trưng của đời sống. Con người – dù muốn, dù không – cũng không thể tách mình khỏi trạng thái ồn ào của những tạp âm cuộc sống. Phải chăng, chính sự lệ thuộc vào âm thanh và ngôn ngữ đã khiến con người ngày càng xa rời khả năng lắng nghe sự thinh lặng? Bám chấp vào âm thanh, cố định góc nhìn chỉ với những gì hữu hình, con người mất kiên nhẫn và lòng cảm mến với trạng thái vô hình, vô thanh của cuộc sống.
GAC VAN Lắng nghe những thinh lặng là một thách thức, nhưng đồng thời là một giải pháp để con người có thể dành toàn bộ sự chú tâm đến những vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Thinh lặng đóng vai trò như một khoảng nghỉ quý giá, nơi con người tạm thời tách mình khỏi những quán tính của cuộc sống hối hả. Khi mọi âm thanh lắng xuống, con người có cơ hội quan sát kỹ hơn từng chi tiết của đời sống: tiếng gió thổi qua hàng cây, ánh nắng trải dài trên bức tường cũ, nụ cười trong trẻo của những em bé hàng rong. Lắng nghe đòi hỏi một nhịp nghỉ, một quá trình lắng lọc để đọng lại những thanh âm cần thiết. Nhớ lại sự kiện “Hành trình trải nghiệm Lối Sống Tỉnh Thức” - một sự kiện đặc biệt được ông chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ tổ chức từ những năm 2022. Giữa không gian tĩnh mịch, các khách mời được hòa cùng đoàn người trong trang phục do tập đoàn Trung Nguyên chuẩn bị với áo choàng trắng, khăn trắng, giày trắng, tập trung trước cửa vườn Zen - khu vườn chữa lành đặt trong khuôn viên Thành phố Cà phê Buôn Ma Thuột. Sau khi hành thiền đi bộ trên những phiến đá được rọi bởi đèn pin, các khách mời bắt đầu ngồi bên ao sen trắng - nơi được bố trí hai bó đuốc và ba bàn pha cà phê. Họ ngồi lặng yên nghe tiếng ếch, tiếng dế trong bóng tối, rồi tiếng chim hót, tiếng gà gáy báo hiệu trời dần sáng. Trong sự tĩnh lặng hòa hợp với thiên nhiên, đất trời, khách mời vừa được thưởng thức cà phê, vừa được thực hành chánh niệm quay trở về với Thân - Tâm như một liệu pháp chữa lành đặc biệt. Mô hình du lịch sáng tạo của Trung Nguyên giúp chúng ta hiểu rằng, lắng nghe sự thinh lặng thực sự là một trải nghiệm quý giá và cần thiết để con người học cách hiểu mình, hòa mình vào thế giới mà chúng ta là một phần của nó. Cũng từ câu chuyện của Trung Nguyên, ta nhận ra: Khi con người biết quan sát và trân trọng những vẻ đẹp thinh lặng mà trước kia vốn dĩ ta thờ ơ, cũng là lúc chúng ta đang tự làm lành với chính mình. Trân trọng sự thinh lặng chính là trân trọng cuộc sống trong bản chất của nó, đồng thời trân trọng chính bản thân mình với tất cả những gì ta vốn có, vốn là. Nếu thế giới của thanh âm nhiễu loạn tạo ra sự cuồng phát của những mẫu hình từ “nhà tạo mẫu” (Milan Kundera), thì thế giới của thinh lặng xua tan những tạp âm, giữ lại những gì thiết thân cho con người. Tôi nhớ tới câu chuyện về một “phép thiêng” của tự nhiên mà Nguyễn Quang Thiều đã kể lại, câu chuyện về Kenzaburo Oe - một nhà văn người Nhật Bản. Đứa con thiểu năng của ông lên tám tuổi mà vẫn không có khả năng nói. Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng, và cứ chiều chiều, ông lại cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng - nơi có những tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ. Bỗng một chiều nọ, đứa con trai ông bỗng kêu lên: “Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. “Phép thiêng” nào đã giúp con trai ông biết nói? Cuối cùng Oe nhận ra, chính thiên nhiên kỳ vĩ
GAC VAN với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Rõ ràng, sự thinh lặng của thế giới - nơi mà không phải là một thứ âm thanh của ngôn ngữ loài người, không phải là sự tối tân của những phòng thí nghiệm - đã tạo ra một liệu pháp bí ẩn đặc biệt. Trong liệu pháp ấy, con người ta, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, đều có thể cảm nhận rõ sự “thiết thân” của mình với thế giới, sự “thiết thân” của mình với chính mình. Khi sự thinh lặng của ta hoà vào sự thinh lặng của vạn vật, đó cũng là lúc ta được quay trở về, được làm lành với chính mình trong bản chất nguyên sơ, sâu thẳm và tự nhiên nhất. Không chỉ thế, lắng nghe được những thinh lặng, con người còn sẽ dành nhiều cảm thông hơn với cuộc sống và số phận lầm lũi, im lặng trong thế giới. Trước những âm thanh của truyền thông và báo chí, ta có lắng nghe được những tiếng kêu cứu của những phận người yếu thế, những số phận bị lãng quên? Cuộc xung đột Israel-Palestine bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ 20 với các nguyên nhân sâu xa liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, quyền tự quyết của người Palestine và sự thiết lập của nhà nước Israel. Tình hình trở nên tồi tệ hơn từ tháng 10 năm 2023, biến xung đột dai dẳng này thành một cuộc diệt chủng. Cuộc diệt chủng ở Gaza đến nay đã diễn biến rất nghiêm trọng, và vẫn chưa có dấu hiệu đi đến kết thúc. Những tiếng bom, trực thăng vần vũ trên đầu người dân Palestine cũng chỉ để giữ vị trí khiêm tốn giữa vô vàn những tít báo, thông tin giải trí khác. Lắng nghe sự thinh lặng đòi hỏi một sự tìm hiểu và dấn thân khỏi sự thoải mái và tiện nghi của chính mình, để hiểu rằng ta không chỉ sống khu biệt, riêng rẽ trên cõi đời này. Sự dửng dưng của chúng ta với những số phận thinh lặng tạo ra một ảo tưởng vô can. Không, chúng ta không hoàn toàn vô can trước sự biến mất của họ. Chính sự im lặng, dửng dưng “trung lập” khiến ta nhắm mắt, bịt tai trước những gì đang diễn ra. Chúng ta không chỉ lắng nghe sự thinh lặng, mà còn phải có những hành động thiết thực sau khi đã lắng nghe, thấu hiểu sự thinh lặng. Trong đa số góc nhìn về sự tương tác giữa con người với tự nhiên, tự nhiên chỉ là một thực thể vô thanh, vô hình, đóng vai trò là một phông nền, một nguyên liệu sản xuất sự tiện nghi cho con người. Trong buổi đầu công nghiệp hiện đại, tự nhiên mất đi vẻ linh thiêng của những biểu tượng, đại ngàn trở thành tư liệu sản xuất để vận hành cỗ máy hiện đại. Ẩn dụ “rừng vàng, biển bạc” – nói như tác giả Khải Đơn – được chúng ta sử dụng mà “không hề nghĩ lại hai lần”. Vàng không thể cho bóng mát, bạc không thể kể câu chuyện trăm năm dòng hải lưu. Bạc vàng là có hạn, là thứ giá trị kim tiền ai cũng khao khát. Con người đối xử với tự nhiên như những quặng vàng, mỏ bạc của lòng tham và ham muốn bành trướng. Tự nhiên không phải là những khu nghỉ dưỡng khuất xa thành phố dựng nên từ mảnh