PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 3 (Đề số 3).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức: Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) -OH (alcohol) 3500 - 3200 -NH- (amine) 3300 - 3000 -CHO (aldehyde) 2830 - 2695 (C-H) 1740 - 1685 (C=O) -CO (ketone) 1715 - 1666 (C=O) -COOH (carboxylic) 3300 - 2500 (OH) 1760 - 1690 (C=O) -COO (ester) 1750 - 1715 (C=O) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ? A. (C 6 H 10 O 5 ) n . B. C 2 H 2 . C. NH 3 . D. C 12 H 22 O 11 . Câu 2. Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất lỏng trong hỗn hợp ở áp suất nhất định. Quá trình chưng cất gồm 2 giai đoạn nào sau đây? A. Hóa hơi và ngưng tụ. B. Đông đặc và ngưng tụ. C. Đông đặc và ngưng tụ. D. Ngưng tụ và đông đặc. Câu 3. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ. D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 4. Cho hai chất hữu cơ: acetylene (C 2 H 2 ) và benzene (C 6 H 6 ). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử. B. Hai chất đó có cùng công thức đơn giản nhất. C. Hai chất có giá trị m/z của peak [M + ] giống nhau trên phổ MS. D. Hai chất đó cho tín hiệu về số sóng như nhau trên phổ IR. Câu 5. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 6. Cho các đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ: (1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. (2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, O, N,... (3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. (4) Dễ bay hơi và khó cháy. (5) Tan nhiều trong nước và dung môi hữu cơ không phân cực. Nhóm các ý đúng là A. (1), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (2), (3). Câu 7. Cho công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ như sau: (1) (2) (3) (4) Chất có mạch carbon phân nhánh là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hợp chất hữu cơ? Mã đề thi: 303
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. D. Trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4, nó có thể liên kết với nguyên tử nguyên tố khác và liên kết với nhau để tạo thành mạch carbon gồm: nhánh, không nhánh và vòng. Câu 9. Phương pháp sắc kí cột có đặc điểm: (a) Pha tĩnh là bột silicagel hoặc bột aluminium oxygende,… (b) Pha động là dung môi thích hợp được đổ ở phía dưới pha tĩnh. (c) Chất có độ chuyển dịch lớn hơn sẽ cùng với dung môi ra khỏi cột trước. (d) Chất ra khỏi cột trước là chất có khả năng bị hấp phụ trên pha tĩnh tốt hơn. (e) Pha động cho vào sắc kí ở trạng thái lỏng. Số đặc điểm đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây: Phân tử chất X có chứa nhóm chức nào sau đây? A. Aldehyde (-CHO). B. Carboxylic acid (-COOH). C. Alcohol (-OH). D. Amine (-NH-). Câu 11. Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ? A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. Câu 12. Để phân tích thổ nhưỡng hoặc phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn. C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 13. Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ là neem có thể ức chế sự sao chép của virus Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 14. Trong các dãy chất sau đây: (1) C 2 H 6 , CH 4 , C 4 H 10 . (2) C 2 H 5 OH, CH 3 CH 2 CH 2 OH. (3) HCHO, CH 3 CHO, C 2 H 5 CHO. (4) CH 3 COOH, HCOOCH 3 . Có mấy dãy gồm các chất là đồng đẳng của nhau? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Menthol (mùi bạc hà) có công thức là C 10 H 18 O, chỉ chứa một liên kết đôi. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Menthol là dẫn xuất của hydrocarbon.
B. Menthol có cấu tạo mạch hở. C. Menthol có cấu tạo mạch vòng. D. Menthol có nhiệt độ sôi thấp hơn muối ăn (NaCl). Câu 16. Hợp chất X có chứa hai hoặc ba nguyên tố C, H, O. Peak ion phân tử trên phổ MS của nó có m/z = 30. X có thể là chất nào sau đây? A. CH 3 OH hoặc C 2 H 6 . B. CH 3 CHO hoặc C 2 H 4 . C. C 2 H 6 hoặc C 2 H 5 OH. D. HCHO hoặc C 2 H 6 . Câu 17. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức? A. 323CHOCHCH và 322CHCHCHOH . B. 33CHCOCH và 32CHCHCHO . C. 23CHCCHCH và 3223CHCHCHCHCHCH . D. 322CHCHCHOH và 33CHCHOHCH . Câu 18. Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo thu gọn như hình dưới. Công thức phân tử của methadone là A. C 17 H 27 NO. B. C 17 H 22 NO. C. C 21 H 29 NO. D. C 21 H 27 NO. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Năm 1861, Butlerov (Bút-lê-rốp) đưa ra khái niệm cấu tạo hóa học và thuyết cấu tạo hoá học: a. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị không nhất thiết theo một thứ tự nhất định. b. Trong phân tử chất hữu cơ, carbon có hoá trị IV. c. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. d. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ được liên kết với nhau không liên kết được với các nguyên tố khác. Câu 2. Cho hai hợp chất hữu cơ là aniline (C 6 H 7 N), 2-aminopyridine (C 5 H 6 N 2 ) và hình ảnh phổ khối như hình vẽ sau: (a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A (b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B a. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline. b. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94. c. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine. d. Mảnh ion phân tử ở hình (a) có giá trị m/z là 93. Câu 3. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.