Nội dung text ( GV ) BÀI 4. CÁC PHÉP ĐO – ĐO CHIỀU DÀI - KNTT.pdf
Với sự ước lượng các kích thước như vậy ta nên chọn thước có GHĐ 1,5 m, để kết quả đo chính xác nhất thì trong các loại thước cùng GHĐ, ta nên chọn thước có ĐCNN càng nhỏ càng chính xác. Vì vậy, Bình chọn thước hợp lý và chính xác nhất. Câu 24. Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2 . Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm. Câu 27. Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông... là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây. Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít. Câu 28. Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia là 1−0 5 = 0,2 cm ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm. ⇒ chiều dài bút chì là: 6 + 3.0,2 = 6,6 cm Câu 29. Một thửa ruộng ước lượng phải có kích thước lớn hơn 20 m, ĐCNN của thước càng nhỏ thì kết quả càng chính xác. Vì vậy để đo kích thước của ruộng nên chọn thước cuộn có GHĐ là 30 m, ĐCNN là 10 cm. Câu 32. Vì sách có 98 trang, mà mỗi tờ giấy có 2 trang, nên 98 trang sách là 49 tờ. Để đo bề dày của một trang sách, người ta đo bề dày của cả cuốn (trừ hai bìa) rồi chia cho 49. Câu 33. Vì ĐCNN của thước là 0,5 cm nên kết quả đo khi đọc chỉ có thể có các giá trị chẵn hoặc lẻ 0,5 cm; ví dụ như: 24 cm hoặc 24,5 cm. Trong các kết quả trên chỉ có thể có kết quả 24 cm là đúng. Câu 34. Chiều dài sợi chỉ trên chính là 20 lần chu vi của thân chiếc bút chì. Vậy chu vi thân bút là 25 cm: 20 = 1,25 cm. Câu 38. Cách ghi kết quả đo chính xác nhất là ghi kết quả theo ĐCNN của thước đo. ĐCNN của thước là 1 mm (0,1 cm). Vì vậy cách ghi kết quả chính xác nhất là 5,0 cm. Câu 49. Thể tích hòn sỏi là: (100 - 80) + 30 = 50 cm3 . B. TỰ LUẬN Câu 1. Nối 1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - c ; 5 - d; 6 - b. Câu 2. Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn vì thước cuộn có GHĐ 20 m nên chỉ cần dùng tối đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có GHĐ 2 m nên số lần đo phải nhiều hơn, dẫn đến sai số lớn hơn. Câu 3. a) Dùng thước dây để đo chu vi ngoài của miệng cốc. b) Dùng thước thẳng để đo độ sâu của cốc. c) Dùng compa và thước thẳng để đo đường kính trong của phần thân cốc. d) Dùng thước kẹp để đo độ dày của miệng cốc. Câu 4. a) Đổi: 120 lít = 0,12m3 ; 1cm3 = 0,000001 m3 . Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là: 30. 0,120. 30. 10 000 = 1 080 000 đ. b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là: 2. 30. 24. 3600 = 5 184 000 giọt. Thể tích của nước bị rò rì là: (5 184 000. 0,000 001): 20 = 0,2592 m3 . Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592. 10 000 = 2 592 đồng.