PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4202. SKKN - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CANVA TRONG THIẾT KẾ CÁC HỌC LIỆU SINH ĐỘNG, THU HÚT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 9.pdf

1 Họ và tên: ..................................................................... Đơn vị: ........................................................................... BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN * Tên Sáng kiến: Ứng dụng phần mềm Canva trong thiết kế các học liệu sinh động, thu hút môn Khoa học tự nhiên lớp 9. * Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến: Thế giới trong những thập kỷ gần đây đang bước vào giai đoạn với những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động của đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó đóng vai trò then chốt là nhờ những thành tựu của khoa học – kỹ thuật và sự phát công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố mới với sự năng động và năng lực chuyên môn cao cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để nêu rõ luận điểm: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”. Kể từ đó đến nay, nhằm phục vụ mục tiêu này mà các trường học đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, hệ thống mạng Internet phủ khắp và tin học là môn được giảng dạy chính thức. Công nghệ thông tin đã mở ra nhiều triển vọng to lớn trong việc đổi mới, phát triển các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học hiện đại theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Nếu như trước kia, hệ thống giáo dục truyền thống thường nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, trong đó giáo viên được xem là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập với mô hình “thầy đọc, trò chép”. Ngày nay với sự phát triển của hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên phải dần dần trao dồi kiến thức, kinh nghiệm để không phải là nguồn tài liệu mà là người hướng dẫn học sinh tìm kiếm và tiếp cận nguồn tài liệu. Giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và internet để tự tìm nội dung, kiến thức, tài liệu, hướng dẫn học sinh tự thực hiện các dự án, sản phẩm học tập mang bản sắc cá nhân, giúp hình thành
2 và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Tài liệu trên mạng internet được cung cấp bằng nhiều kênh dưới nhiều hình thức như: kênh hình, kênh chữ hay kênh âm thanh. Những dạng tài liệu này cung cấp thông tin, kiến thức một cách sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh. Khoa học tự nhiên là một môn khoa học thực nghiệm, mang nặng cả tính lý thuyết và bài tập. Muốn học tốt môn học này đòi hỏi học sinh phải có tư duy tốt và đặc biệt phải thực sự cảm thấy hứng thú và yêu thích với môn học. Trong khi đó nhiều phương pháp dạy học truyền thống lại nhàm chán, khô khan khiến bản chất môn học này đã khó nay lại càng xa vời với học sinh. Thực tế, những năm gần đây, tại nhiều nơi, giáo viên dạy Khoa học tự nhiên cũng đã đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các biện pháp dạy học tích cực, làm tiết học hứng thú, sôi động hơn. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải quyết được một vấn đề tiềm ẩn, chính là bản thân kiến thức môn học khô khan, một yêu cầu khác đặt ra là giáo viên phải có biện pháp biến đổi những kiến thức, lý thuyết, bài tập kia trở thành bài học một cách sinh động nhất có thể. Để thực hiện tốt điều này, chỉ có công nghệ thông tin mới là công cụ hỗ trợ hữu hiệu. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong các trường học phổ thông đang dần trở thành một nhu cầu tất yếu của đại đa số các thầy cô giáo và các em học sinh, bởi sức mạnh của Công nghệ thông tin trong đời sống - xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng đã dần được khẳng định. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy của người thầy và việc học của học sinh như thế nào luôn là một câu hỏi cần có lời giải nhưng không thể khẳng định được đáp án trong một sớm một chiều. Tuy vậy, hiện nay các công cụ công nghệ thông tin vẫn còn chưa phổ biến trong giáo dục, việc sử dụng các công cụ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều giáo viên. Đơn cử như công cụ tìm kiếm thông tin duy nhất mà nhiều giáo viên vẫn đang sử dụng là Google, tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều công cụ như Bing AI trong tìm kiếm hình ảnh với nhiều ưu điểm, Kahoot hay Plickers trong tạo các bài kiểm tra, đánh giá sinh động, hấp dẫn hơn nhiều so với Google Form. Hay mới đây, Google cũng đã phát triển
3 một công cụ AI là Gemini để cạnh tranh với ChatGPT cùng nhiều tính năng phù hợp để ứng dụng trong giáo dục nhưng gần như chưa được ứng dụng nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là do một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay đổi nhận thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Canva là công cụ tuyệt vời trong hỗ trợ thiết kế các thành phần của bài giảng. Ở các nước phát triển, Canva là công cụ gần như không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên thực tế ở nước ta gần như công cụ này vô cùng mờ nhạt và chưa được ứng dụng nhiều. Do đó, tôi càng tâm huyết thực hiện đề tài này để mang công cụ tuyệt vời này đến gần hơn với giáo dục. Để tìm hiểu vấn đề này, đầu năm học 2024 - 2025 tôi đã tiến hành khảo sát trên 20 giáo viên dạy khối 9 và 200 em học sinh khối 9 (gồm 5 lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9A4 và 9A5) về sự hứng thú, cách thức học và nội dung phương pháp học môn Khoa học tự nhiên, kết quả điều tra như sau: Đối với giáo viên Bảng 1. Mức độ ứng dụng Canva trong thiết kế các hoạt động học tập của giáo viên Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ Số lượng 1 6 12 1 Phần trăm % 5% 30% 60% 5% Bảng 2. Mức độ hiệu quả của phần mềm Canva theo giáo viên nhận định Mức độ Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Số lượng 0 3 10 7 Phần trăm % 0 15% 50% 35% Bảng 3. Những khó khăn khi sử dụng Canva thiết kế các hoạt động học tập STT Khó khăn Mức độ Tổng 1 2 3 4 5 1 Tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư thiết kế. 0 0 1 14 3 18 (90%)
4 2 Trình độ học sinh không đáp ứng khi áp dụng sản phẩm của phần mềm trong dạy học 0 2 1 0 0 3 (15%) 3 Tâm lý đã quen với cách dạy thường ngày, không muốn thay đổi. 0 6 4 3 0 13 (65%) 4 Bản thân thấy lúng túng trong việc chọn mẫu, thiết kế và triển khai. 0 3 11 3 0 17 (85%) 5 Nội dung bài học dài, cần dạy nhanh để kịp chương trình. 0 6 2 5 2 15 (75%) 6 Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng cho phương pháp này. 1 2 5 0 0 8 (40%) 7 Khó khăn khác: ....................................... 0 0 0 0 0 Ghi chú : Mức 1: Rất ít khó khăn Mức 2: Ít khó khăn Mức 3: Khó khăn Mức 4: Nhiều khó khăn Mức 5: Rất nhiều khó khăn - Như vậy, theo kết quả ở bảng 1 và 2, số lượng giáo viên áp dụng Canva trong thiết kế bài học ở mức thường xuyên thì không nhiều, có tới 60% rất ít sử dụng và 5% là không sử dụng. Trong đó, một điều ngược lại là có đến 85% giáo viên cho rằng phần mềm này có hiệu quả trong việc thiết kế bài dạy. Vậy đâu là lý do đa số giáo viên nhận thấy được lợi ích của phần mềm này nhưng không ứng dụng nó vào thực tế giảng dạy? - Ở bảng 3 lại cho thấy có nhiều khó khăn khi giáo viên áp dụng Canva trong thiết kế bài học, nhưng khó khăn lớn nhất là tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư thiết kế (90%) và bản thân người dạy cảm thấy lúng túng trong việc chọn mẫu, thiết kế và triển khai (85%).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.