Nội dung text BÀI 8.docx
BÀI 8 – SỬ 11 Câu 1: Đọc các đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157) Tư liệu 2: Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr. 51) a. Đoạn tư liệu 2 nhắc đến nhân vật Trưng Trắc b. Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đại nhà Ngô (Trung Quốc) c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc d. Quy mô cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng lớn, gồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại a. S b. Đ c. Đ d. Đ Câu 2: Đọc các đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: “Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”. (Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165) Tư liệu 2: “Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”. (Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24) a. Đoạn tư liệu 1 nhắc đến nhân vật Lý Bí b. Phùng Hưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ đô hộ của nhà Lương c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một khoảng thời gian d. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng thắng lợi đã mở đường cho sự thành lập của nhà Đinh, nhà Lý ở Đại Việt sau này a. Đ b. S c. Đ d. S Câu 3: Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi): “Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu Tâm phúc giặc, Trần Hiệp phải bêu đầu Sâu mọt dân, Lý Lượng cũng bỏ mạng
Vương Thông gỡ rối mà lửa lại càng bừng Mã Anh cứu nguy mà giận càng thêm dữ” a. Đoạn thơ trên phản ánh về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý b. Chiến thắng quân sự nổi bật được nhắc đến trong đoạn thơ trên là chiến thắng Tốt Động – Chúc Động c. Vương Thông, Mã Anh là những vị tướng chỉ huy tài giỏi của quân ta trong khởi nghĩa Lam Sơn d. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta sau “Nam quốc sơn hà” a. S b. Đ c. S d. Đ Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau: “ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất sau này”. (Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37) a. Đoạn trích phản ánh đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII b. Khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam c. Một trong những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất hoàn toàn quốc gia d. Khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược đến từ phương Tây, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc a. Đ b. S c. S d. S Câu 5: Đọc đoạn trích sau đây trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi): “ Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. … Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công” a. Đoạn thơ trên là sự tổng kết về những nghệ thuật quân sự tài tình trong khởi nghĩa Lam Sơn b. Một trong những nghệ thuật quân sự được nhắc đến trong đoạn thơ trên là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân c. “Mưu phạt tâm công” được nhắc đến trong đoạn thơ trên chính là một biểu hiện của nghệ thuật chiến tranh nhân dân d. “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều” được nhắc đến trong đoạn thơ trên không phải là một nghệ thuật quân sự đánh giặc a. Đ b. Đ c. S d. S Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau: “Vào sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn tây nam làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng hướng về phía đó đợi tin, Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và tiếng quân ta hò reo ngày càng gần. Y hốt hoảng, không còn biết xử trí sao nữa, đành nhảy lên “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao,
vượt sông Hồng lên mạn bắc. Quân sĩ thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo chen chúc vượt qua cầu” (Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr. 42 – 423) a. Đoạn trích phản ánh thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh b. Thắng lợi quân sự được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra ở Ngọc Hồi, Đống Đa c. Tôn Sĩ Nghị là vị tướng chỉ huy của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh d. Đoạn trích chủ yếu nhằm phản ánh tinh thần đoàn kết của quân ta trong các trận quyến chiến chiến lược với kẻ thù a. S b. Đ c. S d. S Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau: Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện a. Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI b. Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô d. Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học a. S b. Đ c. S d. Đ Câu 8: Cho bảng dữ kiện về diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn như sau Giai đoạn Diễn biến chính 1418 - 1423 Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Quân Minh liên tục tổ chức tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh, chịu nhiều tổn thất 1424 - 1426 Năm 1424, nghĩa quân chuyển vào Nghệ An, dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. Nghĩa quân nhanh chóng giải phóng Nghệ An, Thanh Hóa rồi tấn công ra Bắc 1426 - 1427 Năm 1426, nghĩa quân đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động. Năm 1427, nghĩa quân đánh tan 15 vạn viện binh trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hòa, rút quân về nước a. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo bùng nổ vào cuối thế kỉ XV b. Núi Chí Linh là nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ lâu dài cho cuộc khởi nghĩa. c. Tại trận Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan đội quân cứu viện của nhà Minh. d. Từ khi chuyển quân vào Nghệ An năm 1424, nghĩa quân đã mở rộng được nhiều vùng giải phóng a. S b. S c. Đ d. Đ Câu 9: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. a. Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa địa phương phát triển thành phong trào dân tộc. b. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, quân Minh đã phải rút quân về nước.
c. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô cả nước, mang tư tưởng nhân nghĩa. d. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã đưa nước ta thành một cường quốc trong khu vực. a.S b. Đ c.Đ d.S Câu 10. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về : Sự kiện đã kết thúc hoàn toàn hơn 1000 đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. a. Khởi nghĩa Phùng Hưng lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành quyền tự chủ. b. Khởi nghĩa Lý Bí chống nhà Lương thắng lợi, lập ra nhà nước Vạn Xuân. c. Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền lãnh đạo thắng lợi. d.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kết thúc thắng lợi hoàn toàn. a.S b. S c.Đ d.S Câu hỏi Đáp án a Đáp án b Đáp án c Đáp án d 1 S Đ Đ Đ 2 Đ S Đ S 3 S Đ S Đ 4 Đ S S S 5 Đ Đ S S 6 S Đ S S 7 S Đ S Đ 8 S S Đ Đ 9 S Đ Đ S 10 S S Đ S Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com https://www.vnteach.com Hướng dẫn tìm và tải các tài liệu ở đây https://forms.gle/LzVNwfMpYB9qH4JU6