PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG (4 tiết).pdf

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG (4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  HS nêu được khái niệm, công thức tính, đơn vị của động năng, thế năng.  Biết cách xác định cơ năng và phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng. 2. Năng lực - Năng lực chung:  Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.  Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí:  Năng lực nhận thức vật lí: + Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều. + Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản. + Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.  Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không. Rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.
 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được công thức thế năng trọng trường trong một số trường hợp đơn giản. + Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vuọt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:  SGK, SGV, Giáo án.  Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.  Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh:  Sách giáo khoa  Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Từ kiến thức đã học, khơi gợi kiến thức mới cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại định luật bảo toàn năng lượng đã được học ở bài 15. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại kiến thức cũ và câu trả lời. Bước 3. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 bạn HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét câu trả lời của HS rồi đặt vấn đề: Như mô hình thủy điện các em đã được thiết kế trong bài 15 hay nhà máy thủy điện sản xuất điện năng từ dòng nước chảy từ trên cao xuống ( Hình 17.1), chúng ta đã biết năng lượng của nước đã được chuyển hóa thành năng lượng điện để thắp sáng bóng đèn. Vậy thì trong đó có những dạng năng lượng cơ học nào xuất hiện? Chúng co thể chuyển hóa qua lại với nhau hay không? Trong những điều kiện nào thì tổng của các dạng năng lượng cơ học đó được bảo toàn? Những vấn đề đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Động năng. a. Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm động năng.
- HS rút ra được mối liên hệ giữa động năng và công của lực tác dụng lên vật. - HS nêu được đặc điểm của động năng. b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm động năng, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật và nêu được 3 đặc điểm của động năng. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa động năng và công. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Hình 17.2 rồi trả lời câu Thảo luận 1: Hãy tìm các điểm chung về dạng năng lượng trong các trường hợp trên. Năng lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? 1. Mối liên hệ giữa động năng và công. Trả lời: *Thảo luận 1: Những vật trong hình đều đang chuyển động nên chúng có năng lượng chuyển động. Năng lượng này phụ thuộc vào yếu tố vận tốc và khối lượng của vật. - Khi một vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ dịch chuyển với vận tốc tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo hướng của vectơ lực và vectơ độ dịch chuyển. - Đưa ra công thức 17.1:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.