Nội dung text Chủ đề 5. Asean - những chặng đường lịch sử.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 5. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ A. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây? A. Các nước trong khu vực đã hoàn thành công nghiệp hoá đất nước. B. Nhiều nước Đông Nam Á đã vươn lên trở thành “con rồng” kinh tế. C. Các nước có độc lập dân tộc nhưng gặp khó khăn trong phát triển. D. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Câu 2. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Xu thế khu vực hoá đã xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. B. Nhiều nước Đông Nam Á đã vươn lên trở thành “con rồng” kinh tế. C. Xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. D. Liên Xô và các nước đã tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 3. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Các nước trong khu vực đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). B. Cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối. C. Các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng. D. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang xuất hiện và trở thành xu thế chủ đạo. Câu 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được ra đời trong bối cảnh A. các quốc gia trong khu vực có chung một ngôn ngữ. B. cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đang diễn ra. C. cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã kết thúc. D. các tổ chức liên kết khu vực đã ra đời, hoạt động hiệu quả. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Các nước trong khu vực có chung một tôn giáo và tín ngưỡng cộng đồng. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đã tác động sâu sắc đến nhiều nước trong khu vực. C. Các nước đã có độc lập dân tộc, đặt ra yêu cầu hợp tác để cùng phát triển. D. Các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng. Câu 6. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời (1967) không gắn với A. cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã và đang diễn ra. B. sự kiện nhiều nước trong khu vực đã giành được độc lập dân tộc. C. cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn ra, tác động đến nhiều nước. D. mục tiêu liên kết khu vực để cùng chống chủ nghĩa thực dân. Câu 7. Trước khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, trên thế giới đã xuất hiện tổ chức liên minh mang tính khu vực nào sau đây hoạt động hiệu quả? A. Cộng đồng châu Âu. B. Hiệp hội các nước Nam Á. C. Liên minh hợp tác Đông Á. D. Liên minh châu Âu. Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập phản ánh xu thế nào sau đây? A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. B. Liên minh hợp tác khu vực. C. Toàn cầu hoá, quốc tế hoá. D. Trật tự đa cực nhiều trung tâm. Câu 9. Quốc gia nào sau đây đã gửi dự thảo đến một số nước trong khu vực để thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Phi-lip-pin. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 10. Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Hàn Quốc. B. Mông Cổ. C. Ấn Độ. D. Ma-lai-xi-a. Câu 11. Một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là A. Mi-an-ma. B. Lào. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Gồm 5 nước: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po. B. Gồm các nước Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. C. Tham gia sáng lập tổ chức chỉ có các nước Đông Nam Á lục địa. D. Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng các nước có nhu cầu hợp tác.
Câu 13. Quốc gia nào sau đây không phải là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. Xin-ga-po. D. Mi-an-ma. Câu 14. Năm 1995, quốc gia nào sau đây được kết nạp, trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Mi-an-ma. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam. Câu 15. Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở A. Hà Nội (Việt Nam). B. Băng Cốc (Thái Lan). C. Phnôm Pênh (Cam-pu-chia). D. Viêng Chăn (Lào). Câu 16. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục đích nào sau đây? A. Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các thành viên để tạo ra một đối trọng với Trung Quốc. B. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện, trọng tâm là công nghệ để thích ứng xu thế toàn cầu hoá. C. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển và hội nhập khu vực, thế giới. D. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương về quốc phòng để tiến tới nhất thể hoá khu vực. Câu 17. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục đích nào sau đây? A. Tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực với Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. B. Giải quyết sự bất đồng, tranh chấp giữa các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông. C. Hợp tác cùng nhau phát triển dựa trên một nền tảng kinh tế và chính trị thống nhất. D. Phấn đấu đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, tự do và thịnh vượng. Câu 18. Năm 1984, quốc gia nào sau đây được kết nạp, trở thành thành viên thứ 6 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Lào. B. Bru-nây. C. Cam-pu-chia. D. Mi-an-ma. Câu 19. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào sau đây? A. Năm 1995. B. Năm 1996. C. Năm 1997. D. Năm 1998. Câu 20. Năm 1997, hai quốc gia nào sau đây được kết nạp, trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Bru-nây và Việt Nam. B. Thái Lan và Mi-an-ma.
C. Cam-pu-chia và Lào. D. Lào và Mi-an-ma. Câu 21. Ba nước Đông Dương và Mi-an-ma gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh nào sau đây? A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. Bán đảo Triều Tiên được thống nhất trở lại. C. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. D. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang diễn ra. Câu 22. Năm 1999, quốc gia nào sau đây được kết nạp, trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Bru-nây. B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia. D. Lào. Câu 23. Ngay sau khi thành lập, trong giai đoạn 1967 – 1976 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã A. bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. B. quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN. C. phát triển mạnh về số thành viên, từ 5 nước lên 10 nước. D. tham gia giải quyết việc lập lại hoà bình ở Cam-pu-chia. Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những hoạt động nổi bật của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1967 – 1976? A. Phản đối Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, ủng hộ xu thế đa cực. B. Tập trung vào hợp tác trên lĩnh vực chính trị – an ninh. C. Tích cực ủng hộ việc đấu tranh chống Mỹ xâm lược Việt Nam. D. Tham gia vào giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Câu 25. Nội dung nào sau đây là một trong những hoạt động nổi bật của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1976 – 1999? A. Phát triển số lượng thành viên, từ 5 nước lên 10 nước. B. Hợp tác hiệu quả trong hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố. C. Bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. D. Các nước tập trung hợp tác trên lĩnh vực chính trị – an ninh. Câu 26. Nội dung nào sau đây là một trong những thành tựu về chính trị – an ninh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn 1976 – 1999? A. Tham gia vào giải quyết việc lập lại hoà bình ở Cam-pu-chia.