Nội dung text 8011.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VĂN HÓA ĐỌC TẠI TRƯỜNG THCS.pdf
UBND HUYỆN LONG THÀNH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LONG THÀNH Mã HSSK:...................... SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VĂN HÓA ĐỌC TẠI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LONG THÀNH Người thực hiện: ...................................................... Đơn vị:.............................................................................. Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ................... - Lĩnh vực khác: ............................................. NĂM HỌC 2023-2024
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả sáng kiến huyện Long Thành Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc tại trường THCS Thị trấn Long Thành. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)1 :......................................................................... - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dịch vụ (giáo dục). - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 16 tháng 09 năm 2023. - Mô tả bản chất của sáng kiến: (Chi tiết theo nội dung II kèm theo) - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:................................. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả2 :.................................................................. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)3 :........................................................................ - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 1 Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 Đánh giá lợi ích thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/ BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến. 3 Đánh giá lợi ích thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/ BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ Tôi chưa sử dụng kết quả công nhận sáng kiến, kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến này lần nào. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) ......, ngày ... tháng... năm ......... Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN CÔNG TÁC/ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) (Ký tên, đóng dấu)
II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN (Chung cho cấp tỉnh, thành phố) 1. Thực trạng của giải pháp đã biết Thư viện trường THCS Thị trấn Long Thành, cũng như bao thư viện trường học khác trong giai đoạn đầu thành lập, đã trải qua những tháng ngày đầy thử thách với vô vàn khó khăn và thiếu thốn. Nơi đây chỉ được ví như một kho chứa sách cũ kỹ, với cơ sở vật chất vô cùng hạn chế. Phòng ốc chật hẹp, thiếu thốn bàn ghế, tủ sách, cùng trang thiết bị đọc sách sơ sài. Đội ngũ cán bộ thư viện thời bấy giờ cũng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, dẫn đến việc phục vụ học sinh chưa hiệu quả. Hoạt động thư viện chủ yếu xoay quanh việc cho mượn sách giáo khoa vào đầu năm học mới và thu hồi vào cuối năm, tạo nên sự đơn điệu và thiếu sức hút đối với học sinh. Nhận thức được vai trò to lớn của thư viện trong việc giáo dục học sinh toàn diện, ngành giáo dục đã và đang dành nhiều sự quan tâm đầu tư và phát triển cho hệ thống thư viện trường học. Nhà trường cũng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết phát triển thư viện trường. Những nỗ lực này đã góp phần tạo nên những đổi mới tích cực tại thư viện trường THCS Thị trấn Long Thành, biến nơi đây thành điểm đến yêu thích của học sinh sau những giờ học căng thẳng. Sự đổi mới của thư viện trường THCS Thị trấn Long Thành đã góp phần tạo nên môi trường học tập thân thiện, gần gũi, giúp học sinh phát triển toàn diện. Thư viện không chỉ là nơi cung cấp tri thức cho học sinh mà còn là nơi bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện kỹ năng sống và khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho các em. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ nhất định, hoạt động thư viện vẫn còn một số hạn chế cần được quan tâm khắc phục. * Thuận lợi - Cơ sở vật chất được cải thiện: Nhiều thư viện được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, tạo môi trường học tập và đọc sách thoải mái cho học sinh. - Hoạt động thư viện được quan tâm: Ngay từ đầu năm học, thư viện đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong suốt năm học và được sự đồng ý, phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. -Chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện: Cán bộ thư viện có chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, thường xuyên quan tâm đến công tác phục vụ bạn đọc, đặc biệt là nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh. - Sự quan tâm của nhà trường và phụ huynh: Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến vai trò của thư viện trong giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thư viện hoạt động hiệu quả.