Nội dung text DEMO. HS-GV BỘ 10 ĐỀ GIỮA KỲ 2 - HÓA 12 - PHẦN 1.pdf
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............ TRƯỜNG THPT ........................ MÃ ĐỀ 101 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 Môn: HÓA HỌC - Lớp: 12 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên học sinh: ............................................................................. Số báo danh:......................................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Cho các cấu hình electron nguyên tử sau: 1) 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2 2) 1s2 2s2 2p6 3s1 3) 1s2 2s1 4) 1s2 2s2 2p6 3s23p1 Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố: A. Ca (Z=20), Na (Z=11), Li (Z=3), Al (Z=13). C. Na (Z=11), Li (Z=3), Al (Z=13), Ca (Z=20). B. Na (Z=11), Ca (Z=20), Li (Z=3), Al (Z=13). D. Li (Z=3), Na (Z=11), Al( Z=13), Ca (Z=20). Câu 2. Sắp xếp bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B theo chiều tăng dần là A. B < Be < Li < Na. B. Be < Li < Na < B. C. Li < Be < B < Na. D. Na < Li < Be < B. Câu 3. Câu nào sau đây không đúng? A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e). B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 5 đến 7. C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim. D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau. Câu 4. Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y có thể là A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag. Câu 6. Phương trình hoá học nào sau đây sai? A. Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 B. 2Fe + 6HCl→ 2FeCl3 + 3H2 C. 4A1+302→2Al2O3 D. 2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3+3SO2 + 6H2O Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA? A. Số electron lớp ngoài cùng là 1.
2 B. Số oxi hóa trong hợp chất là + 1. C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. D. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. Câu 8. Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố potassium cho cây trồng do chứa muối potassium carbonate. Công thức của potassium carbonate là A. KCl. B. KOH. C. NaCl D. K2CO3. Câu 9. Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim trên thành dung dịch là A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3 loãng. Câu 10. Tiến hành thí nghiệm sau đây: Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một màu kẽm. Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2. Ta có các kết luận sau: (1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm. (2) Sau bước 1, kim loại Zn trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học. (3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng. (4) Sau bước 2, kim loại Zn trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa. (5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh. Số kết luận đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 11. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô. B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4. C. Đặt mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó C. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá D. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các acid trong môi trường không khí. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.