PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1722626096-1721812835-13. Luật sư P.T.H.T-P.T.T.docx

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------*-------- QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn là bà D.T.T Kính thưa Hội đồng xét xử! Chúng tôi là P.T.H.T và P.T.T là các luật sư thuộc Văn phòng luật sư H, Đoàn luật sư thành phố H xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn là bà D.T.T trong vụ kiện dân sự xin chia tài sản chung và di sản thừa kế tại tổ 5, cụm 2, phường V, quận H, thành phố H với Bị đơn là bà N.T.H cụ thể như sau: Trước khi đi vào thẩm vấn chúng tôi đã trình bày yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn là: Đề nghị Toà án chia thừa kế và chia tài sản chung đối với nhà đất tại tổ 5, cụm 2, phường V, quận H, thành phố H hiện do bà N.T.H là vợ hai của bố bà T là ông D.V.P mất năm 1997 đang quản lý sử dụng, diện tích thực tế là 287m2 và 35m2 đất tại bờ V do Nhà nước đền bù khi thu hồi đất của gia đình ông P vào năm 1995. Chúng tôi cũng đã nêu các căn cứ chứng minh yêu cầu khỏi kiện của Nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Qua nghiên cứu các chứng cứ do toà án thu thập được có trong hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà để đánh giá các chứng cứ và đối chiếu các quy định của pháp luật, chúng tôi thấy có cơ sở để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn. Quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn của chúng tôi được thể hiện qua những vấn đề sau đây: Nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế và tài sản chung đối với diện tích đất tại 2 địa điểm: bao gồm 287m2 đất tại tổ 5, cụm 2, phường V, quận H, thành phố H và 35m2 tại bờ V, quận H. 1. Như vậy vấn đề đầu tiên cần xác định tài sản nào là di sản thừa kế và tài sản nào là tài sản chung. Tại địa điểm tổ 5, cụm 2, phường V, nơi bị đơn là bà H hiện ở với hai người con riêng với ông P là anh D.V.C và D.V.H. Hai anh đã xây dựng nhà tại đây cụ thể anh C đang ở một ngôi nhà 76m2, anh H đang ở một ngôi nhà 70m2. Trên diện tích đất còn có ngôi nhà ba gian do ông P xây dựng năm 1978 cùng sân gạch và công trình phụ.
Trước hết cần xác định tổng diện tích đất của gia đình ông D.V.P và N.T.B cùng 3 người con trước khi lấy bà H. Về nguồn gốc đất: Theo Biên bản xác minh ngày 30/03/2006 của thẩm phán quận H – N.T.H (BL155) chủ sử dụng đất đứng tên ông D.V.P diện tích 320m2 theo Bản đồ và Sổ mục kê năm 1986 thửa đất số 218, tờ bản đồ số 5 (do tổ tiên để lại). Còn 180m2 là đất dãn dân do Hợp tác xã V cấp cho 4 mẹ con là bà D.T.T, D.V.V, N.T.B, H.T.N. Căn cứ Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (nay là Điều 93 BLTTDS năm 2015) quy định: "Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự". Khoản 4 Điều 82 (nay là Điều 94 BLTTDS năm 2015) quy định: "Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Lời khai của người làm chứng". Căn cứ Biên bản xác minh 9 giờ ngày 11/04/2006 (BL 154) ông D.V.K - nguyên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã V từ năm 1981- 1996 cho biết: "Ông D.V.P được chia 320m2 đất ở của cha ông để lại. Ngoài ra gia đình ông P còn được cấp 05 miếng đất 5% khoảng 180m2 nên diện tích đất ông P quản lý sử dụng khoảng trên dưới 500m2". Căn cứ Biên bản xác minh 10 giờ ngày 11/04/2006 (BL 153) ông N.V.B - nguyên Kế toán trưởng Hợp tác xã V từ năm 1960- 1962 cho biết: "Về nguồn gốc diện tích đất hiện đang tranh chấp là của cha ông chia cho ông D.V.P. Ông P được bố mẹ là cụ Đ và cụ Đ1 chia cho 320m2 đất ở. Vào thời kỳ năm 1964 Hợp tác xã V chia cho 4 mẹ con bà B 180m2 đất 5% (do ông P đi làm nên không được chia). Năm 1989 Nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hợp pháp hoá toàn bộ số diện tích đất 5% cho ông P thành đất ở. Ông P đã được cấp sổ đỏ cho diện tích đất này. Việc phân chia đất giữa bố con ông P như thế nào thì tôi không biết chỉ thấy phần đất anh V ở anh đã bán hết đi còn chị T thì chưa được chia đất". Tại Biên bản lấy lời khai 29/03/2006 bà N.T.H trình bày: "Khi tôi về ở cùng ông P thì trên diện tích đất 500m2 có 01 nhà cấp 4 ba gian tại tổ 5, phường V, quận H, thành phố H. Về nguồn gốc 500m2 đất này thì tôi không biết quá trình biến động có được trước đó như thế nào mà chỉ nghe ông P nói là của bố mẹ để lại". Căn cứ khoản 2 Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (nay là Điều 92 BLTTDS năm 2015) "Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh". Như vậy 180m2 đất là đất dãn dân do Hợp tác xã V cấp cho 4 mẹ con bà T. Tuy không có Giấy tờ chứng minh về việc Hợp tác xã cấp cho 4 mẹ con bà T nhưng bà H đã thừa nhận
và không phản đối về nguồn gốc 180m2 đất và căn cứ vào lời khai của ông K, ông B nên bà T không phải chứng minh. Như vậy diện tích đất mà bà H đang quản lý có hai nguồn gốc: Một nguồn gốc đất là do tổ tiên để lại cho ông P ban đầu là 320m2. Một nguồn gốc là đất dãn dân do Hợp tác xã cấp cho 4 mẹ con là bà N.T.B, anh V, chị T, chị N (mỗi người được 45m2/1 suất), ông P không được cấp vì thời gian cấp 1960-1961 ông P đang làm công nhân không có ở địa phương. 2. Vấn đề tiếp theo là cơ sở để xác định diện tích đất là tài sản chung và các loại tài sản chung sau: - Đối với diện tích đất thổ cư 320m2: Căn cứ điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 thì diện tích 320m2 là tài sản chung vợ chồng của ông P và bà B, mỗi người được một nửa bằng 160m2. - Còn 180m2 đất dãn dân do HTX cấp cho 4 mẹ con bà B - nguyên là xã viên của HTX thời kỳ 1961-1962 trong đó có 3 suất của V – T - N là là tài sản chung 3 anhh em. Còn suất của bà B (45m2) là tài sản chung của ông P và bà B, mỗi người được 22,5m2. Tổng cộng mỗi người được 182,5m2. Điều 219 BLDS quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể (sở hữu của Hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác): “2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.” Do ông P không phải là xã viên Hợp tác xã, trong thời gian Hợp tác xã cấp 180m2 đất ông P không có mặt ở địa phương nên ông không được chia đất. Căn cứ điều 233 Bộ luật dân sự năm 1995 về Sở hữu chung của vợ chồng quy định: 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 232 BLDS (nay là Điều 210 BLDS năm 2015) Về Sở hữu chung hợp nhất quy định như sau: 1.Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. 2.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Năm 1972 bà B mất, không có ai trong gia đình ông P yêu cầu chia thừa kế đối với phần của bà B. Do đó phần di sản này trở thành tài sản chung của 4 bố con ông P, mỗi người được 182,5:4= 45,6m2. Như vậy phần tài sản riêng của ông P có trước khi lấy bà H là 228,1m2. Tuy nhiên thời kỳ ông P còn sống các thừa kế của bà B cũng không ai có yêu cầu chia di sản của bà B. Năm 1997 ông P mất, ba người con của ông P và bà B hiện nay là đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bà B. 3. Điều kiện để di sản của bà Bái trở thành tài sản chung của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B. Căn cứ Biên bản họp gia đình ngày 12/12/2004 giữa anh D.V.V, chị D.T.T và chị H.T.N thì có nội dung thoả mãn các điều kiện để chuyển phần di sản của bà B thành tài sản chung. Cụ thể anh em bà T cùng xác định ba người V – T - N là hàng thừa kế thứ nhất của bà B và cùng xác định di sản của bà B hiện do bà H đang quản lý trong bất động sản tại tổ 5 cụm 2 phường V và chưa phân chia cho các thừa kế. Khi ông P còn sống có cho ông V đất nhưng thuộc phần tài sản của ông P chứ không liên quan đến di sản của bà B. Căn cứ điểm 2.4 Mục I về vệc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao ngày 10/08/2004 quy định: "Sau thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó trở thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết". Vì thoả mãn có điều kiện như quy định nêu trên nên chúng tôi đề nghị toà án xác định trong diện tích mà bà H đang quản lý có diện tích 138,5m2 là tài sản chung của 3 anh em bà T có nguồn gốc là di sản của mẹ là bà N.T.B để lại cho họ. 4. Vấn đề tiếp theo là xác định cụ thể phần di sản của bà B trong khối tài sản chung tại tổ 5, cụm 2, phường V, quận H và phần tài sản chung của 3 anh em bà T và phần di sản thừa kế của ông P được xác định như sau: - Đối với diện tích 320m2: một nửa của bà B: 320:2= 160m2 chia cho 4 thừa kế (là ông P, anh V, chị T, chị N): 160:4= 40m2. Như vậy di sản bà B còn lại 120m2, phần của ông P là 200m2. - Đối với diện tích 180m2: (180:4=45m2)phần của bà B là 45m2, trong đó ông P có một nửa trong 45m2 của bà B do là tài sản chung vợ chồng và được hưởng 1 phần tài sản trong khối tài sản mà bà B để lại: (45:2):4= 22,5:4= 5,625m2. Phần tài sản mà ông P sẽ có là: 200+ 22,5 + 5,625= 228,125m2. Phần tài sản chung của chị T, anh V, chị N sẽ là: 16,875m2.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.