Nội dung text PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC 4.pdf
1 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN KHOA HỌC LỚP 4 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Tên chủ đề/ Tên bài Số tiết Nội dung Yêu cầu cần đạt Một số HĐ nổi bật CHỦ ĐỀ 1. CHẤT (18%): 13 tiết – 7 bài Bài 1: Một số tính chất và vai trò của nước 2 − Tính chất của nước. − Ứng dụng tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản hằng ngày. − Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước. − Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất). − Nêu và liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương về: ứng dụng một số tính chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. − Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản. • Đố em: Dùng chất liệu làm áo mưa,... Bài 2: Sự chuyển thể của nước 2 − Sự chuyển thể của nước. − Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. − Quan sát và làm một số thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước. − Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước. − Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. • Em tập làm khoa học: Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước.
2 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước 2 − Ứng dụng tính chất và vai trò của nước. − Bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước. − Cách làm sạch nước − Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước. − Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương. − Thực hiện được và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. • Thực hành làm mô hình lọc nước. • Em tập làm tuyên truyền viên: vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước,... Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí 2 − Thành phần của không khí. − Tính chất của không khí. − Vai trò của không khí đối với sự cháy nói riêng và sự sống nói chung. − Kể được tên thành phần chính của không khí: nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), khí cacbonic (carbon dioxide). − Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để: + Nhận biết được sự có mặt của không khí. + Xác định được một số tính chất của không khí. + Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,... + Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy. − Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống. • Các thí nghiệm: “Bắt không khí”; “Không khí có màu, mùi và vị không?”; “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”; “Tìm hiểu không khí cần cho sự cháy”. Bài 5: Gió, bão 2 − Nguyên nhân gây ra gió. − Các mức độ mạnh của gió. − Phòng tránh bão. − Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để: + Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế). • Thí nghiệm “Làm chong chóng quay với cây nến” • Cùng sáng tạo “Làm mũi tên chỉ hướng gió”.
3 − Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão. • Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về một số hoạt động phòng tránh bão. Bài 6: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí 2 − Nguyên nhân, biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. − Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành. − Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện. • Em tập làm tuyên truyền viên: Viết, vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí. Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất 1 • Sơ đồ hoá, điều tra khảo sát, tuyên truyền... CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG (18%): 13 tiết – 7 bài Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng 2 - Vật phát sáng, vật được chiếu sáng. − Sự truyền thẳng của ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản sáng. − Sự tạo thành bóng tối phía sau của vật khi có nguồn sáng chiếu đến. − Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. − Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. − Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế. − Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của • Thí nghiệm về ánh sáng và bóng của vật. • Trò chơi: “Tạo bóng bằng tay”.
4 bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi. − Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật. Bài 9: Ánh sáng với đời sống 2 − Vai trò của ánh sáng đối với sự sống. − Bảo vệ mắt, phòng tránh cận thị. − Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế. − Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị. • Thảo luận: Đời sống của con người và động vật, thực vật sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi thiếu ánh sáng mặt trời? • Bố trí góc học tập có ánh sáng thích hợp. Bài 10: Âm thanh 2 − Âm thanh do các vật rung động phát ra. − Sự lan truyền âm thanh. − Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động. − Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. − So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. • Thí nghiệm: Vật phát ra âm thanh đều rung động,... • Cùng sáng tạo: “Điệu nhạc trong các cốc thuỷ tinh”; “Tự làm ống nghe y tế”. Bài 11: Âm thanh trong đời sống 2 − Ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. − Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn; phòng chống ô nhiễm tiếng ồn. − Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. − Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh). − Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. • Cùng sáng tạo: “Tự làm đàn”.