Nội dung text 25. Chuyên Ninh Thuận -( 2025-2026 ).Image.Marked.pdf
UBND TỈNH NINH THUẬN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 04 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2025-2026 Môn chuyên: Hoá học Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Cho biết khối lượng nguyên tử (theo amu) của H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; N a=23 ; P=31 ; K=39 ;C l=35,5 ; S=32 ; C a=40 ; F e=56 ; C u=64 ; A g=108 ; Ba=137. Thể tích các khí đo ở điều kiện chuẩn Câu 1 (2,00 điểm) 1.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: a) Thí nghiệm 1: Lấy khoảng 2 m, nước bromine cho vào ống nghiệm, sau đó sục khi ethylene vào ống nghiệm. b) Thí nghiệm 2: Đem đốt nóng mẫu dây đồng trong không khí, một thời gian sau thu được chất rắn. Tiếp theo, cho chất rắn này vào trong dung dịch HCl. 1.2. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích các cách làm hoặc hiện tượng sau đây: a) Khi dùng giấm ăn lau chùi các đồ dùng bằng đồng, sau một thời gian thì những đồ dùng này lại sáng bóng trở lại. b) Bánh mì chuyển sang màu đen khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao. 1.3. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với CuO (chất rắn Y), nung nóng sinh khí Z. Xác định X, Z và viết phương trình KHI hóa học xảy ra. 1.4. Hai chất A, B chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và trong phân tử có cùng số nguyên tử C. Chất A và B tác dụng với nhau có xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng tạo thành chất lỏng X và nước. Chất X có mùi thơm và không tan trong nước, phân tử X có 4 nguyên tử C. Phân tử A có hai nguyên tử O còn B có một nguyên tử O. Hai chất A và B đều tác dụng với Na, chất A làm quỳ tím hoa đỏ. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, X. Câu 2 (2,00 điểm) 2.1. Cho khối lượng riêng của các chất: Chất Li Na K Ca Dầu hoả Khối lượng riêng (g/ml) 0,53 0,97 0,86 1,54 0,8 Để bảo quản một số kim loại mạnh, người ta thường ngâm chúng vào dầu hỏa. Hãy cho biết những kim loại nào trong bốn kim loại trên được bảo quản bằng cách này. Giải thích, 2.2. Thép hộp mạ kẽm là sản phẩm thép có dạng hình hộp được phủ một lớp kem bên ngoài nhằm chống sự ăn mòn Một nhà máy luyện kim sản xuất kẽm từ 5 tấn quặng sphalerite (chứa 80% ZnS về khối lượng) còn lại là tạp chất không chứa kẽm với hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 90% theo sơ đồ sau: O2 C ZnS ZnO Zn Toàn bộ lượng Zn thu được dùng để mạ k ống thép dài 6m có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 40x80 mm, với độ dày lớp mạ Zn là 0,02 mm. Biết khối lượng riêng của Zn là 7,14 g/cm3 . Hãy tính giá trị của k. 2.3. Có bốn dung dịch muối A, B, C, D (mỗi dung dịch chứa một trong các muối NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, Al2(SO4)3. Tiến hành, các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch A với dung dịch B đồng thời đun nóng nhẹ thấy thoát ra, chất khí làm đỏ giấy quỳ tím, ẩm và xuất hiện kết quả trắng. - Thí nghiệm 2: Cho từ từ đến dư dung dịch A vào dung dịch C sau một thời gian thấy sủi bọt khí. - Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch B với dung dịch C hoặc dung dịch D đều thấy xuất hiện kết tuả trắng. - Thí nghiệm 4: Trộn dung dịch C với dung dịch D. Hãy lựa chọn các chất A, B, C, D thích hợp, nêu hiện tượng ở thí nghiệm 4 và viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 3 (2,00 điểm) 3.1. Chất Methane (CH4 ) Butane (C4H10 ) Hydrogen (H2) Ethane (C2H6)
(chất khí) (chất khí) (chất khí) (chất khí) Nhiệt lượng toả ra (kJ/mol) 890 2871 283,6 1560 a) Với cùng một khối lượng, hãy cho biết chất nào ở trên khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn nhất? Chất nào khi cháy phát thải ít CO2 nhất? Chất nào khi cháy phát thải nhiều CO2 nhất? b) Một nhà máy nhiệt điện khí có sản lượng điện 106 kWh/ngày (1 kWh = 3600 kJ) sử dụng khí nhiên thiên nhiên hóa lỏng LNG làm nhiên liệu đã giảm được a% khí thải CO2 so với nhà máy nhiệt điện than (sử dụng than than đá làm nhiên liệu) có cùng sản lượng điện. Biết: - Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG chứa 95% CH4 và 5% C2H6 về thể tích. Có sáu 64% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy hoàn toàn LNG được chuyển hóa thành điện năng. - Than đá chứa 78% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất không chứa carbon. Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một tấn than đá là 3.107 kJ và chỉ có 50% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy hoàn toàn than đá được chuyển hóa thành điện năng. Tính giá trị của a (làm tròn đến hàng đơn vị) Dựa vào kết quả thu được, em hãy nhận xét về hiệu quả giảm phát thải CO2 khi sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế cho than đá trong sản xuất điện năng. Theo em việc chuyển đổi sang LNG có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường và phát triển bền vững? Đây có phải là giải pháp lâu dài và ổn định không? 3.3. Chloramine B là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn virus gây bệnh cho người, chloramine B có dạng viên nén và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg hoạt tính trong một viên nén loại 1 gam) được dùng phổ biến vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. a) Nồng độ chlorine dư an toàn để sử dụng cho nước sinh hoạt là 0,3-0,5 mg/L (theo WHO). Một hộ gia đình dùng hai viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lý bình nước 200 lít. Sau khi xử lý,nước này có thể sử dụng ngay được không? Giải thích vì sao. b) Chloramine B dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây bệnh, Để pha chế dung dịch này sử dụng chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với một lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%. Câu 4 (2,00 điểm) 4.1. Cho đoạn dữ liệu sau: “Chuối có hai loại phổ biến nhất là chuối xanh và chuối chín, mỗi loại đều có những lợi ích khác nhau, chuối xanh chứa nhiều tinh bột và có lượng đường thấp nên thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, chuối chín có hàm lượng đường khá cao nên sẽ có hại khi bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều chuối chín”. ( Trích “Chuối xanh và chuối chín, ăn loại nào bổ hơn”?- bachhoaxanh.com) Dựa vào dữ liệu trên, thực hiện các yêu cầu sau: a) Em hãy đặt hai câu hỏi nghiên cứu (1) nhằm kiểm chứng thông tin khoa học có trong đoạn thông tin trên. b) Để kiểm chứng phán đoán “Chuối xanh không chứa tinh bột”, một học sinh đã nhỏ dung dịch iodine vào lát cắt quả chuối xanh. Nếu phán đoán trên là đúng, hiện tượng quan sát được sẽ là gì? Giải thích? 4.2. Để khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, một học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước: - Bước 1: Chuẩn bị hai cốc thủy tinh 250 mL được đánh dấu A và B. - Bước 2: Rót 50 mL dung dịch hydrochloric acid 1M vào cốc A, 50 mL HCl 2M vào cốc B. - Bước 3: Cho một gam bột Zn vào mỗi cốc. Quan sát hiện tượng ở hai cốc. a) Theo em, bạn học sinh này có thể đặt ra câu hỏi nghiên cứu nào trước khi tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng giữa kẽm và dung dịch HCl? b) Dựa vào nội dung thí nghiệm, em hãy đề xuất một giả thuyết (2) nghiên cứu hợp lý có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm đã nêu. Dựa trên các dữ kiện và thiết kế thí nghiệm, hãy đánh giá các phát biểu sau đúng hay sai, có giải thích? c1) Ở bước 3, nếu sử dụng đồng thay cho kẽm thì thí nghiệm vẫn phù hợp để trả lời câu hỏi trên. c2) Ở bước 3, nếu cho một gam kẽm dạng viên và cốc A, một gam dạng bột và cốc B thì có thể cho thấy được tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ. Câu 5 (2,00 điểm)
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo amu) của H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; N a=23 ; P=31 ; K=39 ;C l=35,5 ; S=32 ; C a=40 ; F e=56 ; C u=64 ; A g=108 ; Ba=137. Thể tích các khí đo ở điều kiện chuẩn Câu 1 (2,00 điểm) 1.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: a) Thí nghiệm 1: Lấy khoảng 2 m, nước bromine cho vào ống nghiệm, sau đó sục khi ethylene vào ống nghiệm. b) Thí nghiệm 2: Đem đốt nóng mẫu dây đồng trong không khí, một thời gian sau thu được chất rắn. Tiếp theo, cho chất rắn này vào trong dung dịch HCl. 1.2. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích các cách làm hoặc hiện tượng sau đây: a) Khi dùng giấm ăn lau chùi các đồ dùng bằng đồng, sau một thời gian thì những đồ dùng này lại sáng bóng trở lại. b) Bánh mì chuyển sang màu đen khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao. 1.3. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với CuO (chất rắn Y), nung nóng sinh khí Z. Xác định X, Z và viết phương trình KHI hóa học xảy ra. 1.4. Hai chất A, B chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và trong phân tử có cùng số nguyên tử C. Chất A và B tác dụng với nhau có xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng tạo thành chất lỏng X và nước. Chất X có mùi thơm và không tan trong nước, phân tử X có 4 nguyên tử C. Phân tử A có hai nguyên tử O còn B có một nguyên tử O. Hai chất A và B đều tác dụng với Na, chất A làm quỳ tím hoa đỏ. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, X. Hướng dẫn giải: Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học – Phản ứng Ester hóa: 1.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học: a) Thí nghiệm 1: Lấy khoảng 2 mL nước bromine cho vào ống nghiệm, sau đó sục khi ethylene vào ống nghiệm. Hiện tượng: Màu nâu đỏ của dung dịch Br2 nhạt dần. Phản ứng : CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br b) Thí nghiệm 2: Đem đốt nóng mẫu dây đồng trong không khí, một thời gian sau thu được chất rắn. Tiếp theo, cho chất rắn này vào trong dung dịch HCl. Hiện tượng: Đốt nóng mẫu dây đồng trong không khí, một thời gian thấy màu đỏ dây đồng chuyển sang màu đen. Cho chất rắn này vào trong dung dịch HCl thì chất rắn tan dần và cho dung dịch màu xanh. Phản ứng: 2Cu + O2 o t 2CuO CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 1.2. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích các cách làm hoặc hiện tượng sau đây: a) Khi dùng giấm ăn lau chùi các đồ dùng bằng đồng, sau một thời gian thì những đồ dùng này lại sáng bóng trở lại. Đồ dùng làm bằng đồng sau một thời gian sử dụng bên ngoài bị oxi hóa tạo lớp oxide thành phần chính là CuO. Khi dùng giấm ăn (chứa acetic acid) lau chìu sẽ tẩy lớp CuO lộ lớp Cu bên trong nên sáng bóng trở lại. CuO + 2CH3COOH (CH3COO)2Cu + H2O b) Bánh mì chuyển sang màu đen khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, bánh mỳ thành phần là tinh bột bị oxi hóa thành carbon có màu đen.