PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 15 - File word có lời giải.docx



Hình 3 Xác định enzyme A và B và vai trò của mỗi enzyme? A. Enzyme A là restrictase, cắt DNA tại vị trí đặc hiệu; enzyme B là DNA ligase, nối các đoạn DNA. B. Enzyme A là DNA polymerase, tổng hợp DNA mới; enzyme B là restriction enzyme, cắt các đoạn DNA. C. Enzyme A là helicase, tháo xoắn DNA; enzyme B là polymerase, nhân đôi các đoạn DNA. D. Enzyme A là ligase, nối các đoạn DNA; enzyme B là restriction enzyme, cắt các đoạn DNA. Câu 14: Ở người, cùng với hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rhesus (Rh). Gene quy định nhóm máu Rh có 2 allele R và r, nằm trên NST thường. Nhóm máu Rh có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản khoa, đặc biệt khi xảy ra tình trạng bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ có nhóm máu Rh(-) và thai nhi có nhóm máu Rh(+), máu của thai nhi sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch ở mẹ. Cơ thể mẹ nhận diện hồng cầu Rh(+) của thai nhi là "kháng nguyên lạ" và sản sinh ra kháng thể anti-D Immunoglobulin (anti-D). Trong lần mang thai đầu tiên, lượng kháng thể anti-D thường không đủ để gây nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ được lưu trữ trong cơ thể mẹ và trở thành "bộ nhớ miễn dịch". Trong lần mang thai sau, nếu thai nhi tiếp tục có nhóm máu Rh(+), các kháng thể anti-D từ mẹ sẽ đi qua nhau thai, tấn công và phá hủy hồng cầu của thai nhi, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Thiếu máu thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu, vàng da và tán huyết nặng ở trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn điều này, phụ nữ mang nhóm máu Rh(-) thường được tiêm dự phòng anti-D, giúp ngăn cản cơ thể mẹ tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu Rh(+) của thai nhi. Một phụ nữ Rh(-) đang mang thai và chồng cô ấy có nhóm máu Rh(+). Thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng trong trường hợp nào sau đây? A. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(-) giống mẹ. B. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(-) giống bố. C. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(+) và máu mẹ có thể tiếp xúc với máu thai nhi. D. Khi thai nhi có nhóm máu Rh(+) và máu mẹ không tiếp xúc với máu thai nhi. Câu 15: CRISPR-Cas9 là một công nghệ chỉnh sửa gene mang tính cách mạng, lấy cảm hứng từ hệ thống miễn dịch tự nhiên của vi khuẩn, giúp chúng loại bỏ DNA của virus xâm nhập. CRISPR hoạt động như một bộ lưu trữ thông tin gene của virus, còn Cas9 là một enzyme cắt giới hạn, có khả năng cắt chính xác DNA tại vị trí xác định. Công nghệ này có thể giúp điều trị bệnh di truyền như xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm, loại bỏ gene gây ung thư trong tế bào. CRISPR-Cas9 thuộc phương pháp nào sau đây? A. PCR. B. Liệu pháp gene. C. Giải trình tự gene. D. Nhân bản tế bào. Câu 16: Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thực hiện trong thí nghiệm quan sát NST trên tiêu bản cố định: 1. Chuyển sang vật kính 40x để phóng đại cao hơn. 2. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi. 3. Điều chỉnh vị trí tiêu bản để quan sát rõ mẫu. 4. Tìm tế bào có bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát nhất với vật kính 10x. 5. Quan sát, đếm số lượng, quan sát cấu trúc NST trong tiêu bản. A. 2 → 3 → 4 → 1→ 5. B. 3 → 2 → 4 → 5→ 1. C. 2 → 4 → 3 → 5→ 1. D. 4 → 2 → 3 → 1→ 5. Câu 17: Cho chuỗi thức ăn: Cây → Côn trùng nhỏ → Chim nhỏ → Chim săn mồi. Tháp số lượng nào sau đây phù hợp cho chuỗi thức ăn này?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.