Nội dung text BÀI THỰC HÀNH SỐ 2.docx
NỘI DUNG THỰC HÀNH SỐ 2 Chủ đề 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề ASEAN những chặng đường lịch sử 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới. 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học: Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 12. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: Hoạt động Dạy – Học Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Nhiệm vụ 1: BÀI TẬP SỐ 1 GV mời HS tham gia trò chơi” Ai là triệu phú” GV mời 1 vài HS ngồi ghế nóng của trò chơi. Các hs còn lại sẽ đóng vai khán giả và trợ giúp người chơi - Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. - Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Câu 1: Một trong những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN là ? A. Hợp tác với các nước ngoài khu vực để phát triển. B. Hợp tác và liên kết với Mĩ để phát triển. C. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. D. Muốn liên kết với các cường quốc bên ngoài. Câu 2: Mốc thời gian nào đánh dấu bước phát triển từ ASEAN 5 thành ASEAN 10? A. Năm 1976 B. Năm 1995 C. Năm 1997. D. Năm 1997 Câu 3: Năm quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là ? A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan,Campuchia. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin Câu 4: Mục tiêu của ASEAN là hướng đến xây dựng một khu vực Đông Nam Á: A. Văn minh và giàu đẹp B. Hòa bình và thịnh vượng. C. Hòa bình và ổn định. D. Phát triển và phồn vinh. Câu 5: Thành viên thứ 10 của ASEAN là? A. Việt Nam B. Lào C. Bru-nây D. Campuchia - Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (từ năm 1967 đến nay). - Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. - Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. - Nêu được những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Câu 6: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức tại Malaixia năm 1997, các nước thành viên đã thông qua A. tuyên bố Bali II. B. văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. C. tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN. D. tuyên bố về khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng than thép ASEAN. B. Cộng đồng kinh tế ASEAN. C. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. D. Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN. Câu 8: Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào? A. các nước đồng tình, ủng hộ. B. kinh tế phát triển C. chính trị ổn định. D. sự đa dạng chính trị. Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những thách thức trong Cộng đồng ASEAN? A. Đối đầu với các nước ở khu vực Tây Âu. B. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. C. Diễn biến phức tạp của tình hình biển Đông. D. Cạnh tranh giữa các nước lớn đối với khu vực Câu 10: Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN xây dựng ASEAN lấy A. Chính trị làm cốt lõi. B. Kinh tế làm trọng tâm. C. An ninh làm nền tảng. D. Con người làm trung tâm. Nhiệm vụ 2: BÀI TẬP SỐ 2 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: Dựa vào thônng tin tư liệu GV ucng cấp. HS hoàn thành các câu hỏi dạng Đúng - Sai. GV mời nhóm bất kì trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Bài 1 Thời gian Nội dung chính của sự kiện
Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. 28/7/1995 Việt Nam là thành viên thứ 7 của ASEAN. 12/1998 Vi ệt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. 7/2000 - 7/2001 Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 Năm 2010 Chủ tịch ASEAN, Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 1/2020 Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN 6/2020 Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. a. Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2010 với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”. b. Quan hệ Việt Nam - ASEAN được đẩy mạnh từ quan hệ đa phương sang song phương. c. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là một phần quan trọng của chính sách đối ngoại của Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng đến cả hai bên. d. Việt Nam gia nhập ASEAN chứng tỏ xu thế khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng gia tăng . Bài 2 Đến năm 2020, ASEAN sẽ thiết lập được một Đông Nam Á hoà bình và ổn định, ở đó mỗi nước sống bình yên, những nguyên nhân xung đột đã được loại bỏ qua việc tôn trọng công lí, pháp luật và tăng cường tinh thần tự cường quốc gia, khu vực. Chúng tôi hình dung một Đông Nam Á, ở đó tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác được giải quyết bằng biện pháp hoà bình…” a. Đoạn tư liệu nói về Tầm nhìn ASEAN 2020. b. Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộng đồng ASEAN. c. Năm 1998, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai được tổ chức ở Mailaixia đã thông qua văn kiện mang tên Tầm nhìn ASEAN 2020. d. Tầm nhìn ASEAN 2020 đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh.