Nội dung text GV - CHƯƠNG I.docx
BÀI TẬP PHÂN DẠNG VẬT LÍ 12 CHƯƠNG I. VẬT LÍ NHIỆT 1. DẠNG: CẤU TRÚC CỦA CHẤT Câu 1. Khối lượng của một phân tử khí hydrogengen là bao nhiêu gam? Hướng dẫn giải Vì 1 mol khí hydrogen có khối lượng 2 gam ứng với Vậy khối lượng của một phân tử khí 2H là 23 123 2 m0,3322.10 gam. 6,02.10 Câu 2. Tỉ số khối lượng phân tử nước H 2 O và nguyên tử Carbon12 là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Ta có tỉ số 2HO C M183 M122 Câu 3. Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng a) Chất khi không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng. Hướng dẫn giải a) Các phân tử trong chất khí di chuyển độc lập và ngẫu nhiên trong không gian. Do đó, chúng chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng bởi áp suất bên ngoài, vì chúng không giữ một cấu trúc cố định và tự do di chuyển b) Trong thể rắn, các phân tử được sắp xếp gắn kết chặt chẽ với nhau trong một cấu trúc cố định, tạo ra một hình dạng riêng và không gian riêng. Điều này làm cho vật ở thể rắn rất khó nén c) Trong thể lỏng, các phân tử sắp xếp gần nhau nhưng không theo cấu trúc cố định như trong thể rắn. Các phân tử thể lỏng có thể di chuyển quanh nhau, cho phép chất lỏng có thể chảy và thay đổi hình dạng theo hình dạng của bình chứa. Tuy nhiên, vì các phân tử vẫn duy trì một khoảng cách gần nhau, thể tích của chất lỏng không thay đổi dễ dàng. Điều này dẫn đến việc chất lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, luôn lấy hình dạng của phần dưới cùng của bình chứa và không thể nén dễ dàng như chất khí. Câu 4. Số phân tử nước có trong 1 gam nước H 2 O là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Theo giả thiết ta có số mol nước là 22 23 23 HOHO 16,02.10 n molN3,34.10 1818 phân tử. Câu 5. Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt? Hướng dẫn giải
2. DẠNG: SỰ CHUYỂN THỂ Câu 1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng cột bên phải để thành một nội dung đúng. 1. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là a) sự ngưng tụ. 2. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là b) sự ngưng tụ. 3. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất gọi là c) sự sôi. 4. Quá trình chuyển từ thể khí (hơi) của các chất xảy ra cả ở bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng gọi là d) Sự bay hơi 5. Quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của các chất gọi là e) Sự đông đặc. 1_b ; 2_e ; 3_c ; 4_d ; 5_a . Câu 2. Lấy ví dụ minh hoạ quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. Hướng dẫn giải - Vào mùa hè, sau cơn mưa vào giữa trưa, trên mặt đường xuất hiện những vũng nước, khi có ánh nắng mặt trời, những vũng nước mưa này sẽ bốc hơi nhanh chóng. - Ngược lại khi lượng hơi nước bốc lên từ sông, hồ, ao, suối… ngưng tụ lại, gặp điều kiện thích hợp về nhiệt độ, áp suất, … sẽ tạo thành mưa. Câu 3. Hãy mô tả quá trình nóng chảy của nước đá và thanh sôcôla. Hướng dẫn giải Quá trình nóng chảy của nước đá - Khi nhiệt độ tăng lên đến điểm nhiệt độ nóng chảy (0°C ở áp suất tiêu chuẩn), nước đá bắt đầu chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ của nước đá không thay đổi và luôn ở 00C Quá trình nóng chảy của thanh sôcôla - Thanh sôcôla không có nhiệt độ nóng chảy xác định, nhiệt độ này phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của loại sôcôla. Khi nung nóng liên tục thanh sôcôla mềm đi và chuyển dần sang thể lỏng một cách liên tục, trong quá trình này nhiệt độ tăng liên tục Câu 4. Khi nước đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt có được chuyển hoá thành động năng của các phân tử nước không? Tại sao? Hướng dẫn giải - Khi nước đang sôi nếu tiếp tục được cung cấp năng lượng, số phân tử chất lỏng nhận được động năng đủ lớn để bứt ra khỏi khối chất lỏng ngày một tăng. Khi đó, chất lỏng hoá hơi và