Nội dung text QUY LUẬT DI TRUYỀN - MỖI GEN TRÊN MỘT NST THƯỜNG.doc
CHUYÊN ĐỀ 3 - QUY LUẬT DI TRUYỀN QUY LUẬT DI TRUYỀN – MỖI GEN TRÊN MỘT NST THƯỜNG A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Quy luật Menđen: Quy luật phân li a. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen Gồm các bước sau: Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F 1 , F 2 , F 3 Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa giả thuyết giải thích kết quả Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. b. Sơ đồ lai A: đỏ >> a: trắng P t/c : AA x aa F 1 Aa F 1 x F 1 : Aa x Aa F 2 : 1AA : 2Aa : laa Kiểu hình: 3 đỏ: 1 trắng - Tất cả các cây hoa trắng ở F 2 tự thụ phấn thì đời con cho toàn hoa trắng. - 2/3 cây hoa đỏ F 2 tự thụ phấn cho đời con có cả hoa đỏ lẫn hoa trắng theo tỉ lệ xấp xỉ 3:1 - 1/3 cây hoa đỏ F 2 tự thụ phấn cho đời con toàn hoa đỏ. * Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một cặp alen của cặp. - Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST được gọi là lôcut. 2. Quy luật phân li độc lập Quy ước: A: vàng >> a: xanh B: trơn >> b: nhăn Sơ đồ lai: P t/c : AABB (vàng - trơn) x aabb (xanh - nhăn) F 1 : AaBb (100%) F 1 x F 1 : AaBb x AaBb F 2 : 9A-B- (1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb) 3A-bb (1AAbb: 2Aabb) 3 aaB- (1aaBB: 2aaBb) 1 aabb * Lưu ý khi làm bài tập về phân li độc lập của Menđen - Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. - Muốn xác định được quy luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định được quy luật di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó mới xác định quy luật di truyền về mối quan hệ giữa các cặp tính trạng với nhau. - Trong điều kiện các cặp gen phân li độc lập, tỉ lệ của mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó. - Số kiểu tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái. - Nếu các cặp gen phân li độc lập, thì đời con + Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của từng cặp gen. + Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng. + Tỉ lệ kiểu gen bằng tích tỉ lệ kiểu gen của từng cặp gen. + Tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng. - Xác suất xuất hiện một kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu gen đó trên tổng số kiểu gen được xét. * Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phân li độc lập của Menđen Nếu F 1 có n cặp gen dị hợp, phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn thì
- Số kiểu gen n3 - Số kiểu hình n2 - Tỉ lệ phân li kiểu gen n1:2:l - Tỉ lệ phân li kiểu hình n3:l - Số tổ hợp giao tử nn2. 2 * Lưu ý: 2 cặp gen dị hợp phàn li độc lập tự thụ phấn, không có đột biến xảy ra và các gen trội lặn hoàn toàn cho đời con 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Ví dụ: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hai cặp gen này phân li độc lập. Cho P dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn. Xác định số kiểu gen và kiểu hình của đời con. Giải: A: thân cao >> a: thân thấp B: hoa đỏ >> b: hoa trắng P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B- (1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb) ; 3A-bb (1AAbb: 2Aabb); 3aaB- (1aaBB: 2aaBb); 1aabb Vậy đời con có 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. * Xác suất k gen trội xuất hiện ở đời con TH1: Bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau Tính xác suất đời con có k alen trội là: kk mm nnn CC 2.24 (Áp dụng cho bài toán bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau) k: Số alen trội ở đời con m: Tổng số alen trong kiểu gen dị hợp của một bên (vi bố mẹ có kiểu gen dị hợp giống nhau nên số alen của bố bằng số alen của mẹ). Hay m là tổng số alen của con. n: Số cặp gen dị hợp của cơ thể. Ví dụ 1: P: AaBbDd x AaBbDd Tính xác suất để một người con có 2 alen trội 2 6 3 C15 464 Ví dụ 2: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai: AaBbDdHh x AaBbDdHh a) Kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 3 3 4 3127 C.. 44264 b) Kiểu gen mang 2 căp dị hợp và 2 căp đồng hợp 22 2 4 116 C.. 2216 TH2: Bố mẹ có kiểu gen dị hợp khác nhau - Trước tiên ở bài tập này các em cần xác định được ở đời con đã có sẵn những alen nào. - Sau đó áp dụng công thức tính số alen trội còn lại như sau: Tính xác suất đời con có k alen trội là: 12 k m nn C 2.2 k: Số alen trội còn lại cần tính ở đời con m: Tổng số alen trong kiểu gen của con khi đã trừ những alen có sẵn trong kiểu gen. n 1 : Số cặp gen dị hợp của cơ thể mẹ. n 2 : Số cặp gen dị hợp của cơ thể bố. 12nn 2.2 là số tổ hợp giao tử đời bố mẹ. Ví dụ P: AaBbddEE X AabbDDEe. Xác định tỉ lệ cá thể mang 4 alen trội ở đời con. Giải: Chắc chắn đời con có 2 alen trội và 2 alen lặn Vậy chọn 2 alen trội trong 4 alen còn lại 2 4C
Tỉ lệ cần tìm là 2 4 22 C6 162.2 (công thức = tỉ lệ số alen trội/số tổ hợp alen trội) 3. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen a. Tương tác gen - Khái niệm: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. - Phân loại tương tác gen: Tương tác bổ sung: - Tỉ lệ thường gặp (9 :7); (9: 6: 1); (3: 5); (1: 3); (1: 2: 1); (3: 4: 1); (9: 3: 3: 1); (1: 1: 1: 1); (3: 3: 1: 1); (1: 1) Ví dụ: A và B tương tác bổ sung quy định kiểu hình đỏ + AaBb x AaBb → 9A-b- (đỏ): 7 (A-bb, aaB-, aabb) trắng + AaBb x Aabb → 3A-B- (đỏ): 5 (A-bb, aaBb, aabb) trắng + AaBb x AaBb → 9A-b- (đỏ): 6 (A-bb, aaB-) tím: 1aabb trắng + AaBb x aabb → 1AaBb (đỏ): 3 (Aabb, aaBb, aabb) trắng. + AaBb x aabb → 1AaBb (đỏ): 2 (Aabb, aaBb) tím: 1aabb trắng + AaBb x Aabb → 3A-B- (đỏ): 4 (A-bb, aaBb) tím : 1aabb trắng + AaBb x AaBb → 9A-B- đỏ: 3A-bb vàng: 3aaB- tím: 1aabb trắng. + AaBb x aabb → 1A-B- đỏ: 1A-bb vàng: 1aaB- tím: 1aabb trắng + AaBb x Aabb → 3A-B- (đỏ): 3A-bb vàng: 1aaBb tím: 1aabb trắng + Aabb x aabb → 1Aabb vàng: 1aabb trắng Tương tác át chế: Ti lệ thường gặp: (13: 3); (12: 3: 1); (6: 1: 1); (4: 3: 1); (2: 1: 1); (7: 1); (3: 1); (5: 3); (9: 3: 4); (3: 3: 2); (3: 1:4); (1:1: 2); (1:1). + AaBb x AaBb → 9A-B- đen: 3A-bb đen: 1aabb đen: 3aaB- xám → 13 đen: 3 xám + AaBb x AaBb → 9A-B- đen: 3A-bb đen: 3aaB- xám: 1aabb trắng → 12 đen: 3 xám: 1 trắng. + AaBb x Aabb → 3A-B- (đen): 3A-bb đen: 1aaBb xám: laabb trắng → 6 đen: 1 xám: 1 trắng. + AaBb x Aabb → 3A-B- (đen): 3A-bb đen: 1aaBb xám: 1aabb đen → 7 đen: 1 trắng. + AaBb x aaBb → 3AaB- đen: 1Aabb đen: 3aaB- xám: 1aabb trắng → 4 đen: 3 xám: 1 trắng + AaBb x aaBb → 3AaB- đen: 1Aabb đen: 3aaB- xám: 1aabb đen → 5 đen: 3 xám + AaBb x aabb → 1AaBb đen: 1Aabb đen: 1aaBb xám: 1 aabb trắng → 2 đen: 1 xám: 1 trắng + AaBb x aabb → 1AaBb đen: 1Aabb đen: 1aaBb xám: 1 aabb đen → 3 đen: 1 xám + AaBb x AaBb → 9A-B- đen: 3A-bb trắng: 3aaB- xám: 1aabb trắng → 9 đen: 3 xám: 4 trắng (bb át chế do gen lặn quy định lông trắng). + AaBb x aaBb → 3AaB- đen: 1Aabb trắng: 3aaB- xám: 1aabb trắng → 3 đen: 3 xám: 2 trắng (bb át chế do gen lặn quy định lông trắng). + AaBb x aabb → 1AaBb đen: 1Aabb trắng: 1aaBb xám: 1 aabb trắng 1 đen: 1 xám: 2 trắng (bb át chế do gen lặn quy định lông trắng). + AaBb x Aabb → 3A-B- (đen): 3A-bb trắng: 1aaBb xám: laabb trắng 3 đen: 4 trắng: 1 xám (bb át chế do gen lặn quy định lông trắng). + aaBb x aabb → 1aaBb xám: 1aabb trắng Tương tác cộng gộp: Tỉ lệ thường gặp: (15:1); (7: 1); (3: 1); (1: 1) + AaBb x AaBb → 9A-B- đỏ: 3A-bb đỏ: 1aabb đỏ: 3aaB- trắng → 15 đỏ: 1 trắng + AaBb x aabb → 1AaBb đỏ: 1Aabb đỏ: 1aaBb đỏ: 1 aabb trắng → 3 đỏ: 1 trắng + AaBb x Aabb → 3A-B- (đỏ): 3A-bb đỏ: laaBb đỏ: laabb trắng → 7 đỏ: 1 trắng + Aabb x aabb → 1Aabb đỏ: 1aabb trắng Từ những kiểu hình trên ta có một số lưu ý sau: - Nếu lai phân tích mà đời con có tỉ lệ 1: 3 thì tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. - Nếu ở phép lai bất kì mà đời con cho tỉ lệ 9: 6:1 thì tính trặng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. - Nếu bài toán yêu cầu trong 3 cây chỉ có một cây thuần chủng thì cò nghĩa là 2 cây còn lại phải không thuần chủng. b. Tác động đa hiệu của gen KN: Một gen cũng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau, gen như vậy gọi là gen đa hiệu.