Nội dung text ĐỀ SỐ 15.docx
ĐỀ SỐ 15 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Giới thiệu: Em ơi! Hà Nội phố là một trường ca nổi tiếng của nhà thơ Phan Vũ. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh tháng 12 năm 1972 khi Hà Nội trằn mình chịu đựng những đợt B52 ném bom rải thảm của đế quốc Mỹ. EM ƠI! HÀ NỘI PHỐ (Trích) (Phan Vũ) Gửi những người Hà Nội đi xa Em ơi! Hà Nội - phố Ta còn em mùi hoàng lan Ta còn em mùi hoa sữa Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya Cọt kẹt bước chân quen Thang gác thời gian Mòn thân gỗ Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ... [...] Ta còn em tiếng dương cầm Trong khung nhà đổ Lả tả trên thềm Beethoven 1 và sonate ánh trăng Nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ... [...] Rồi một ngày tả tơi Loạn gió Vườn Ngọc Hà Mùa hoa cánh rã Đường Quán Thánh Bản giao hưởng Lặng câm Trong một ngôi nhà... [...] Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm Thoảng mùi sen nở muộn Nhớ Nhật Tân Mùa hoa năm ấy Cánh đào phai Người dẫu ra đi vạn dặm dài Ngọn gió vẫn vương hương phố cũ... [...] Em ơi! Hà Nội - phố Ta còn em cơn mưa rào qua nhanh 1 Lút-vích van Bét-tô-ven (Ludwig van Beethoven): nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại người Đức.
Sũng ướt bậc thềm Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ. Cô gái băng qua đường Chợt hồng đôi má Một chút xanh hơn Trời Hà Nội Hôm qua... Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu... (Phan Vũ, Ta còn em, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.9-27) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Câu 1. Hình tượng “em” trong văn bản biểu tượng cho điều gì? Câu 2. Liệt kê những hình ảnh của Hà Nội trong quá khứ và hình ảnh của Hà Nội trong hiện tại (tháng 12/1972) được thể hiện ở các khổ thơ 1, 2 và 3 của văn bản. Câu 3. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cấu tứ trong văn bản. Câu 4. Biện pháp điệp ngữ “Ta còn em” trong văn bản có tác dụng nghệ thuật như thế nào? Câu 5. Khổ thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em? Vì sao? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản sau: Lớp III Thêm Vũ Như Tô Vũ Như Tô (có vẻ mệt, người hốc hác, lam lấm): Bao nhiêu người chết vì ta! Khốn nạn... Nhưng sao ta vội nản. Nhu nhược thì sao dựng nổi cái đài này? Thương nhau ta để trong lòng. [...]. Nhưng không thắng tay không xong. Xây cái Cửu Trùng Đài này cũng khó như đánh trận, mỗi người chúng ta là một tên lính, phải đồng lao cộng tác, không được thoái chí, không được trốn tránh. Tôi tha không khó gì, nhưng thế là dung túng cho bọn thợ trốn đi, mà thợ trốn đi thì đài xây sao được. Khi xưa vua Thục đắp thành Cổ Loa có con kê tinh cứ gây làm đổ thành, phải trừ kê tinh mới đắp nổi. Đây cũng thế, phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản. Phó Bảo: Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi. Vũ Như Tô: Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước. Phó Bảo: Cho cả nước, nhưng chỉ ít người được đến đây, họ nhà vua, các quan, thế là hết, dân được lợi gì? Vũ Như Tô: Chú quên hết lời anh em ta kí kết cùng nhau rồi. Sao chú đã thay đổi thế? Thảo nào mà tôi thấy... Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông. Đến làm một cái nhà còn tốn tiền, tốn lực huống chi là một cái đài to như núi, bền như trăng sao. (Trích: Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 84-89). Câu 2 (4,0 điểm) “Đối diện như thế nào với sai lầm?” là một trong những câu hỏi mà cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi chúng ta.
Anh/Chị trả lời như thế nào trước câu hỏi ấy? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ ý kiến của anh/chị.