PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 236.1 - TVTT0002376 - Ý Niệm Chết Trong Thánh Kinh Và Thần Học - Vũ Văn An.pdf

Ý NIỆM CHẾT TRONG THÁNH KINH VÀ THẦN HỌC | 1 _________________________________________ Ý NIỆM CHẾT TRONG THÁNH KINH VÀ THẦN HỌC _________________________________________ Vũ Văn An 08/11/2017 Tháng 11 là tháng các linh hồn. Cũng là tháng để ta suy niệm về sự chết, một sự kiện hãi hùng nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cho mọi người, ít nhất, mọi người phàm phu tục tử như chúng ta. Dựa vào Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, chúng tôi sẽ trình bầy ít nét căn bản về ý niệm sự chết trong Thánh Kinh, và Thần Học và sau cùng, một vài nét về việc chuẩn bị đón chờ sự chết. I. SỰ CHẾT TRONG THÁNH KINH Vì nhân học của Do Thái xưa hay quan niệm về thành phần cấu tạo ra con người rất khác với quan điểm lưỡng phân (dichotomistic) của người Hy Lạp, một quan điểm mà ngày nay không thiếu người ủng hộ, nên quả là không chính xác khi định nghĩa sự chết trong tư duy Thánh Kinh như là việc linh hồn lìa khỏi thân xác. Muốn hiểu rõ, ta cần tìm hiểu các dữ kiện Thánh Kinh. Thành thử, việc đầu tiên là cần xem xét giáo huấn Thánh Kinh về sự chết trên quan điểm sinh lý học, rồi sau đó trên quan điểm thần học, và sau cùng là các cách dùng từ ngữ này theo lối ẩn dụ. 1. Phương diện sinh lý học Đối với người Phương Đông cổ thời, sống và chết không phải là các thực thể trừu tượng, mà là hai lãnh vực chống đối nhau. Chết (tiếng Hípri ma ̄ wet) không chỉ được cảm nghiệm về không gian như một nơi dành cho người chết mà còn được cảm nghiệm một cách đầy năng động qua các sức mạnh của nó nữa (Hs 13:14). Người Do Thái không suy niệm về sự chết như một diễn trình sinh lý học; mà họ cũng không mô tả sự chết như là việc hồn lìa khỏi xác như người Hy Lạp. Đúng hơn, họ coi sự chết như một việc mất đi sinh lực một cách tối hậu và không được ta ước muốn. Chỉ ở tuổi già, sự chết mới được chấp nhận như một điều tự nhiên (Tv 90:10). Lúc hấp hối được mô tả một cách cụ thể như là sự ra đi của nepesˇ, tức linh hồn hay một sinh lực (St 35.18; 2 Sm 1.9; 1 V 17.21). Con người mất sinh lực của họ với hơi thở cuối cùng hắt ra (G 11:20; Grm 15:9). Dựa vào quan sát thực nghiệm thấy sự sống được biểu lộ qua hơi thở, nên sự chết của con người hay thú vật đều được mô tả như hơi thở cuối cùng (tiếng Hípri: rûah) của thân xác, như trong các Tv 146:4; 104:29; G 12:10; Gv 8:8; 12:7. Với một quan niệm về sau, máu mới được coi chủ yếu là yếu tố tạo sinh lực. Máu được gọi là trung tâm sự sống; khi máu tuôn ra hết, sự sống cũng hết luôn (Lv 17:11; Đnl 12:23).
Ý NIỆM CHẾT TRONG THÁNH KINH VÀ THẦN HỌC | 2 Tân Ước cũng mô tả tương tự hiện tượng sinh lý học của sự chết (qßnatoj). Cả ở đây, nguyên lý của sự sống cũng là khí (spirit) hay hơi thở (pneuma) do Thiên Chúa ban (Cv 17:25). Chết là thở ra hết thứ khí này (Mt 27:50; Lc 23:46: Ga 19:30) hay linh hồn (fucø; xem Ga 10:11; 15:17; 13:37). Không có thứ khí này, thân xác sẽ chết (Gcb 2:26); khi người chết sống lại, khí này sẽ trở lại (Lc 8:55). 2. Phương diện thần học Trong Cựu Ước và trong Tân Ước, có một sự liên tục về giáo huấn sự chết. Vì trong cả hai, sự chết được coi như hậu quả tối hậu của tội lỗi. Thế nhưng, trong Tân Ước, vì Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và vương quốc ma qủy và do sự đồng hình đồng dạng của Kitô Hữu với cái chết và sự phục sinh của Người, nên sự chết đã mang một ý nghĩa mới, ít khủng khiếp hơn. Trong Cựu Ước. Vì bạo lực của sự chết là một sự xấu khủng khiếp, nên con người tự nhiên nối kết nguồn gốc của nó với việc vi phạm nguyên thủy và hình phạt do đó mà ra. Chứ nó không hề có trong ý hoàn toàn tốt lành của Thiên Chúa, Đấng vốn muốn cho con người được sống (St 2:9; 3:22); chỉ vì vi phạm lề luật Thiên Chúa, nên con người mới chết (St 2:17; 3:3; xem thêm Rm 5:12-21). Chết là một tất yếu không thể tránh khỏi, thế nhưng những ai chết “sau một cuộc sống mãn nguyện” (St 25:8) hay “lúc tuổi già hạnh phúc” (St 15:15; Tl 8:32) đều được ca ngợi. Đối với người Do Thái, sự chết không những tác động trên thân xác, mà nó còn đánh dấu việc kết thúc các sinh hoạt tôn giáo. Khó định nghĩa được mối tương quan của Thiên Chúa với Sheol (âm ty hay âm phủ, hay nơi ở của người chết) (x. Is 38:11). Nó tùy thuộc quyền lực vô biên của Người (Am 9:2; Is 7:11; Tv 139:8; G 26:6), nhưng xem ra Người không hề quan tâm tới người chết (Tv 88:6). Cũng thế, sau khi chết, con người bị cho là không thuộc về Giavê hay các kỳ công của Người nữa (Tv 6:6; 88:13). Họ không còn ca ngợi sự tốt lành và lòng trung tín của Thiên Chúa nữa (Tv 30:10; 88:12; 115:17; Is 38:18), hay không còn vinh danh Chúa hay ca tụng sự chính trực của Người nữa (Br 2:17). Đây là nhận định dứt khoát nhất và cũng tan nát cõi lòng nhất về người chết trong Cựu Ước. Nó tất nhiên tạo ra nỗi kinh hoàng đối với sự chết, một nỗi kinh hoàng chỉ được làm nhẹ bớt phần nào nhờ cuộc sống trường thọ, được coi như bằng chứng cụ thể nhất của ơn huệ Thiên Chúa. Đến mãi sau này, Do Thái Giáo mới có một ý niệm khải huyền về thế giới, và ý niệm này dọn đường cho sự thay đổi dứt khoát về thái độ đối với sự chết trong Tân Ước. Từ đó trở đi, người ta mới tin rằng Thiên Chúa chiến thắng sự chết, ít nhất, cho một phần nào đó của nhân loại, qua việc phục sinh có tính cứu rỗi cánh chung và qua việc khai mở một thời đại mới. Trong Cựu Ước, sự chết được coi như đỉnh điểm mọi đau khổ và sầu buồn, một sự ra xa lạ tối hậu với Thiên Chúa, phát khởi từ cơn giận của Thiên Chúa và bị khiêu khích bởi tội nguyên tổ và tội bản thân (Cn 2:18; 7:27; 21:16; 22:23; Is 5:14). Cuộc sống trường thọ được coi là phần thưởng cho nhân đức và lòng trung thành giữ lề luật Thiên Chúa (Đnl 30:15-20; 32:47; Br 3:14). Khi phạm tội, người Do Thái mang cái chết yểu đến cho họ (Tv 55:24; G 15:32; 22:16). Nhờ thực hành nhân đức, các việc làm tốt lành, và bố thí,
Ý NIỆM CHẾT TRONG THÁNH KINH VÀ THẦN HỌC | 3 con người có thể đền bù tội lỗi mình và nhờ thế cứu mình khỏi chết sớm (Cn 10:2; 11:4; Tb 4:11; 12:9). Tuy nhiên Kn 4:7-20 cho ta thấy không nên tổng quát hóa học lý này; điều này phản ảnh một thái độ trưởng thành hơn đối với vấn đề thưởng phạt. Trong Tân Ước. Quan tâm nổi bật trong Tân Ước không phải là sự chết, mà là sự sống trong Chúa Kitô. Cốt lõi của sơ truyền tông đồ là: sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô đem lại ơn cứu rỗi cho mọi người và bảo đảm sự phục sinh của họ. Chúa Kitô “đã tiêu diệt sự chết” (2Tm 1:10) bằng cách chính Người chịu chết và đền thay tội lỗi chúng ta. Bằng sự chết của Người, Người tiêu diệt kẻ nắm giữ đế quốc sự chết, đó là ma qủy (Dt 2:14-15). Sự chết nay không còn sức lực hữu hiệu nào nữa đối với người được cứu chuộc. Sau cùng, nói theo ngôn từ khải huyền, sự chết sẽ “bị ném vào lò lửa” (Kh 20:14), và nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, “sự chết không còn nữa” (Kh 21:4). 3. Theo nghĩa ẩn dụ Đôi khi, sự chết không hẳn chỉ việc hồn lìa khỏi xác, cho bằng việc mất đi những điều vốn tạo ra hạnh phúc đích thực cho con người ở đời này cũng như ở đời sau. Thí dụ, tội lỗi làm con người mất tình thân hữu của Thiên Chúa và đem đến sự chết (Cn 11:19). Ngoài ra, những con đường lắt léo của dối trá và các thói hư khác cũng dẫn tới sự chết (Cn 12:28; 14:12; 16:25; Kn 1:12). Trong Tân Ước, chữ chết thường năng được dùng để chỉ sự chết đời đời nghĩa là trầm luân, hậu quả của bất tín và tội lỗi (Ga 5:24; 8:51; Rm 7:9-11; Gcb 1:15; 1Ga 3:14; 5:16); Sách Khải Huyền sử dụng kiểu nói “cái chết thứ hai” để chỉ việc này (2:11; 20:6, 14; 21:8). Cái chết thiêng liêng sẽ được vượt qua nhờ sự phục sinh thiêng liêng nghĩa là nhờ ăn năn và hồi tâm (Cv 11:18). Sau cùng, chữ chết được Thánh Phaolô dùng theo nghĩa bóng để chỉ việc từ tình trạng tội lỗi bước qua tình trạng ơn thánh nhờ Phép Rửa: người tin “chết” cho tội lỗi (Rm 6:2-11; 1Pr 2:24), họ được chôn cất với Chúa Kitô (Rm 6:4, 8), để sống lại với Chúa Kitô trong cuộc sống mới nơi Thiên Chúa (Rm 6:5; Cl 3:1-4). Thánh Gioan cũng mô tả việc công chính hóa con người như là bước chuyển tiếp từ chết qua sống (1Ga 3:14). Ai chiếm hữu Chúa Con, nghĩa là kết hợp với Người trong đức tin và đức mến, đều được hưởng sự sống thiêng liêng mới mẻ làm con nuôi Thiên Chúa, một việc sau cùng được nên trọn trong vinh quang thiên quốc. II. SỰ CHẾT TRONG THẦN HỌC Thần học về sự chết sẽ được bàn dưới 3 chủ đề sau đây: 1. vấn đề sự chết nghĩa là các mâu thuẫn biểu kiến xuất hiện khi con người cố gắng hiểu hiện tượng chết của con người; 2. mầu nhiệm sự chết, nghĩa là câu trả lời cho vấn đề vừa rồi như đã có trong mạc khải Thiên Chúa (chủ đề này sẽ có hai khía cạnh chính: sự chết như hậu quả của tội lỗi và sự chết được biến đổi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô); 3. Cái hiểu của thần học về mầu nhiệm sự chết nghĩa là cố gắng đi sâu vào ý nghĩa của câu trả lời do mạc khải cung cấp cho vấn đề sự chết. 1. Vấn đề sự chết Trên bình diện nhân bản, nhận thức của con người về sự chết chỉ xuất phát từ quan sát bên ngoài. Không ai trải nghiệm sự chết, rồi giải thích cho người khác biết bản chất và
Ý NIỆM CHẾT TRONG THÁNH KINH VÀ THẦN HỌC | 4 ý nghĩa của trải nghiệm này. Khi người ta quan sát hiện tượng chết này, hai phán đoán xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến nó tự xuất hiện trong đầu óc ta, và đây là điều tạo ra vấn đề sự chết. Một đàng, đối với con người, sự chết xem ra hoàn toàn là điều tự nhiên, phù hợp với bản nhiên họ. Đàng khác, sự chết xem ra hoàn toàn phi lý, hoàn toàn mâu thuẫn với các đặc điểm vốn phân biệt con người với mọi tạo vật trong thế giới vật chất. a. Tính tự nhiên của sự chết Chết xem ra hoàn toàn tự nhiên khi ta xem xét sự gần gũi hiển nhiên giữa con người và sự sống vật chất trong vũ trụ. Con người sở hữu một cơ cấu hữu cơ phức tạp vốn được thay đổi và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ phát triển và thích ứng. Cơ cấu hữu cơ này nhận được sự hỗ trợ từ môi trường bao quanh nó, một môi trường, ở khắp nơi, cho thấy rõ chu kỳ sinh ra, lớn lên, suy tàn, và rồi chết. Đặc điểm của mọi loại cây cỏ và đời sống động vật là cá nhân kinh qua một diễn trình trưởng thành, trong diễn trình này, cá nhân được hưởng lợi ích từ khu vực bao quanh và đồng thời góp phần làm lợi cho các khu vực bao quanh này. Khi diễn trình trưởng thành này hoàn tất và chức năng của cá nhân đã được thể hiện, lúc chết, nó sẽ nhường bước cho các cá nhân khác thuộc cùng loại tiếp tục diễn trình này. Do đó, khi con người cá thể trải qua các giai đoạn này của cuộc sống một cách tự nhiên, họ sẽ thấy sự chết như một tận cùng bình thường và thích đáng của họ. Ở Do Thái cổ thời, chỉ những cái chết thình lình giữa tuổi thanh xuân mới bị coi là không thích đáng mà thôi. Các người Do Thái tiên khởi ít khi suy tư về sự hiện hữu bên kia nấm mồ. Họ thanh thản chấp nhận viễn tượng chết ở cuối cuộc sống trọn vẹn, một sự chết với nghĩa chấm dứt trọn vẹn sự hiện hữu có ý nghĩa thực sự, theo sự hiểu biết của họ. Sự sống là một ơn phúc của Thiên Chúa. Và khi nó kết thúc, điều này không hẳn không phải là một ơn phúc của Người. b. Tính phi lý của sự chết Tuy nhiên, việc thanh thản chấp nhận sự chết trên đây như một phần tự nhiên, bình thường của hiện hữu nhân bản gặp khó khăn lớn khi ta xét tới các đặc tính đặc biệt của sự sống con người. Vì đối với mọi sinh vật, ngoại trừ con người, sự chết ở cuối diễn trình tuổi già đã hoàn tất là một kết thúc hợp lý đối với một sự sống trong đó mọi tiềm năng của cá thể đã được thể hiện. Cây cối đã trổ hoa và sinh trái cùng hạt giống. Chim chóc đã lớn lên đẹp đẽ, biết bay biết hót, đã sinh sôi nẩy nở những đứa con có thể làm cùng những việc ấy. Mỗi con vật hạ đẳng đều tiến tới kết thúc bình thường đời nó sau khi đã hoàn tất trọn vẹn hay rất gần như thế mọi điều nó có khả năng hoàn tất. Nhưng cái chết đến với con người lúc họ chưa thực sự hoàn tất, các tiềm năng của họ chưa thể hiện, các tài nguyên của nhân cách họ chưa được tận dụng trọn vẹn. Khả năng tinh thần con người để đạt tình bạn, đạt sự thật, đạt sự sáng tạo và thưởng thức cái đẹp, đạt việc soi sáng cho người khác và truyền bá hạnh phúc, phát triển kỹ thuật, thăng tiến luân lý, các kinh nghiệm mới và phong phú hóa, và muôn vàn điều khác, tất cả cái khả năng này, với cái chết, đã ra đi mà chỉ được thể hiện một phần. Và nghịch lý thay, nhân cách con người càng phát triển, thì xem ra cái chết càng đến bất chợt và phi lý hơn. Nếu Einstein sống lâu hơn, có lẽ ông đã có thể lên công thức cho sự đơn nhất nền tảng của mọi hiện tượng vật chất. Nếu Beethoven không chết sớm, nhiều hòa tấu khác đẹp đẽ hơn có lẽ đã phát khởi

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.