PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text [DUO6_Lí][ĐÁP ÁN] ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1.pdf

Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập [ĐÁP ÁN] ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – DUO 6 Môn: Vật Lí – Khoa học tự nhiên A. TRẮC NGHIỆM I. Kính lúp Câu 1: Có thể dùng kính lúp để quan sát A. một ngôi sao. B. một con kiến. C. một bức tranh phong cảnh D. một con vi trùng. Hướng dẫn giải Một con kiến. Vì kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ như ruồi, kiến. Các ngôi sao tuy rất to nhưng ở xa nên kính lúp không quan sát được, những con vi trùng thì quá nhỏ nên không dùng kính lúp để quan sát được, còn bức tranh phong cảnh to nên không cần dùng kính lúp, mắt thường vẫn có thể quan sát được. Câu 2: Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng? A. Không nên vệ sinh kính thường xuyên vì làm xước mặt kính. B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm. C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính. D. Cả 3 cách trên đều đúng. Hướng dẫn giải Để bảo quản kính lúp ta nên: + Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm. + Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).
Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập + Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn. Câu 3: Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây? A. Virut. B. Cánh hoa. C. Quả dâu tây. D. Lá bàng. Hướng dẫn giải Kính lúp không được dùng để quan sát virut. Vì virut có kích thước rất nhỏ bé nên chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử. Câu 4: Kính lúp có đặc điểm nào sau đây? A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi. B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm. C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm. D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm. Câu 5: Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần? A. 3 - 20 lần. B. 25 - 50 lần. C. 100 - 200 lần. D. 2 - 3 lần. II. Kính hiển vi Câu 6: Trong cấu tạo của kính hiển vi,... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu. Từ thích hợp để điền vào dấu "..." là A. Vật kính. B. Chân kính. C. Bàn kính. D. Thị kính. Câu 7: Bộ phận nằm trên cùng của kính hiển vi là A. Vật kính. B. Gương phản chiếu ánh sáng. C. Bàn kính. D. Thị kính. Câu 8: Các bộ phận chính của kính hiển vi bao gồm: A. chân kính, ống kính và bàn kính.
Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính. C. thị kính, đĩa quay và vật kính. D. chân kính, thị kính và bàn kính. Câu 9: Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ A. 5 000 - 8 000 lần. B. 40 - 3 000 lần. C. 10 000 - 40 000 lần. D. 100 - 500 lần. Câu 10: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi? A. Vật kính. B. Chân kính. C. Bàn kính. D. Thị kính. III. Đo chiều dài. Câu 11: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m. B. dm2 . C. cm. D. mm. Câu 12: Lựa chọn loại thước nào phù hợp để đo vòng eo con người? A. Thước kẻ. B. Thước cuộn. C. Thước dây. D. Thước kẹp. Câu 13: Loại thước nào phù hợp để đo chu vi của chiếc cốc? A. Thước kẻ. B. Thước cuộn. C. Thước dây. D. Thước kẹp. Câu 14: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. dm. B. m. C. cm. D. mm. Câu 15: Giới hạn đo của một thước là
Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 16: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. Câu 17: Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. Hướng dẫn giải Ta ước lượng bề dày của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 khoảng 2 – 3 cm. Như vậy, dùng thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm là phù hợp nhất. IV. Đo khối lượng Câu 18: Để thu được kết quả đo khối lượng của một vật chính xác, ta cần A. Đặt cân trên bề mặt phẳng. B. Để vật cân bằng trên đĩa cân. C. Đọc kết quả khi cân ổn định. D. Cả 3 phương án trên. Câu 19: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 20: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là A. 1g. B. 5g.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.