Nội dung text Phim sọ nghiêng dùng trong chỉnh hình răng mặt.pdf
VÙNG NỀN SỌ 1. Nasion – N/Na/Ns • Thuộc xương trán • Điểm trước nhất của đường khớp trán – mũi 2. Sella Turcica – S • Thuộc xương bướm • Điểm giữa hố yên xương bướm 3. Porion – Po • Thuộc xương thái dương • Điểm cao nhất của lỗ ống tai ngoài 4. Basion – Ba • Thuộc xương chẩm • Điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm trên mặt phẳng dọc giữa 5. Orbital – Or • Thuộc xương gò má • Điểm thấp nhất bờ dưới ổ mắt 6. Articulare – Ar • Giao giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới và bờ dưới của nền sọ sau (phần xương chẩm) 7. Pterygomaxillare – Ptm • Đầu tiên xác định khe chân bướm hàm có hình giọt nước • Khe chân bướm hàm có giới hạn phía trước là bờ sau xương hàm trên, giới hạn phía sau là phần trước mỏm chân bướm • Điểm thấp nhất của khe chân bướm hàm là Ptm 8. Pterigoid point – Pt • Là điểm ở bờ dưới lỗ rotundum • Điểm sau nhất trên đường viền khe chân bướm hàm 1. CHẨN ĐOÁN VÀ LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ Phân tích phim giúp đánh giá • Tương quan XHT, XHD với nhau và so với nền sọ • Tương quan giữa răng, xương ổ răng và xương hàm • Tương quan giữa mô cứng và mô mềm ❗Mẫu hàm và lâm sàng chỉ cho biết tương quan răng chứ không cho biết tương quan xương 2. THEO DÕI TIẾN TRÌNH TĂNG TRƯỞNG, ĐIỀU TRỊ VÀ SAU ĐIỀU TRỊ Kiểm tra thay đổi vị trí xương và răng qua thời gian giúp • Đánh giá và dự đoán tăng trưởng • Theo dõi tiến trình điều trị • So sánh trước và sau điều trị • Phát hiện tái phát sau điều trị 3. PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG như • Răng ngầm, bệnh lý vùng sọ mặt hoặc đánh giá đường thở 4. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU • Xác định chuẩn bình thường của các dân số • Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ – mặt – răng Nếu chỉ trên mẫu hàm hay lâm sàng thì sẽ có những hạn chế khi đánh giá các yếu tố sau 1. PHÂN LOẠI KHỚP CẮN • Phân loại khớp cắn trên răng chứ không phải trên xương VD: Răng tương quan hạng I nhưng nhìn vẫn móm có thể do xương hàm dưới đưa ra trước quá nhiều • Khi mất răng thì các răng di chuyển, đánh giá không còn chính xác nữa, ngoài ra hàm dưới có thể di chuyển để các răng ăn khớp với nhau 2. ĐỘ NGHIÊNG CỦA RĂNG CỬA • Mẫu hàm chỉ đánh giá sai biệt theo chiều trước – sau • Không thể đánh giá sai biệt theo chiều đứng, nhất là độ nghiêng răng cửa vì độ nghiêng răng cửa trên mẫu hàm phụ thuộc vào đế mẫu hàm được đổ 1. ĐỊNH VỊ TƯ THẾ BỆNH NHÂN • Khoảng cách từ nguồn tia X đến phim là cố định, đảm bảo mức phóng đại không đổi • Bệnh nhân để tư thế đầu tự nhiên, được yêu cầu nhìn thẳng vào một điểm phía trước hoặc tấm gương đặt cách xa 2m • Thanh định vị tai (ear rods) được đặt trong ống tai ngoài để giữ cho mặt phẳng dọc giữa song song với phim • Thanh định vị phía trước đặt ở phần lõm nhất ở vùng trán – mũi trên đường giữa, cùng với thanh định vị tai sẽ giúp cố định hướng • Môi ở tư thế nghỉ tự nhiên • Khớp cắn ở tư thế lui sau hoặc lồng múi tối đa (có thể yêu cầu bệnh nhân nuốt nước bọt rồi cắn lớp), lưu ý đừng cắn quá chặt • Hạ cây thước đo để có thể quan sát tỷ lệ phóng đại và là mốc chuẩn không đổi khi so sánh với các phim khác 2. ĐÁNH GIÁ PHIM • Phim phải thẳng góc, quan sát đánh giá thông qua sự trùng tương đối góc hàm 2 bên, ổ mắt 2 bên • Phim không thay đổi kích thước quá nhiều so với kích thước thật, đánh giá thông qua kích thước thanh thước sử dụng • Phim có độ phân giải các cấu trúc hợp lý để có thể thấy được các điểm tham chiếu ❗Nếu chất lượng phim không tốt, nhất là các tấm phim đầu khi lập kế hoạch điều trị, thì nên chụp lại Vì mỗi loại phân tích có sử dụng thêm các điểm tham chiếu đặc trưng sẽ được nói cụ thể trong mỗi loại phân tích, phần này chỉ trình bày các điểm tham chiếu cơ bản 1. ĐIỀU KIỆN LỰA CHỌN MỘT ĐIỂM THAM CHIẾU • Không bị biến đổi theo thời gian (tăng thêm, giảm đi hoặc mất đi) • Thể hiện được hình dạng sinh học, bao gồm hình dạng, kích thước và vị trí của thành phần mô mà nó thể hiện • Được định vị rõ ràng và chính xác trên phim sọ nghiêng 2. PHÂN LOẠI ĐIỂM THAM CHIẾU • Theo cấu trúc √ Điểm tham chiếu mô cứng √ Điểm tham chiếu mô mềm • Theo vị trí √ Điểm tham chiếu vùng nền sọ √ Điểm tham chiếu vùng xương và răng hàm trên √ Điểm tham chiếu vùng xương và răng hàm dưới VÙNG XƯƠNG VÀ RĂNG HÀM TRÊN 1. Anterior Nasal Spine – ANS • Điểm nhô ra ngoài cùng của gai mũi trước XHT 2. Posterior Nasal Spine – PNS • Điểm nhô ra sau cùng của gai mũi sau XHT 3. A point – A • Điểm sâu nhất trên đường cong từ ANS đến Pr 4. Prosthion – Pr • Điểm dưới và trước nhất của xương ổ răng HT 5. Maxillary central incisor – U1 • Điểm nhô nhất mặt ngoài răng cửa giữa HT 6. Incision superius incisalis – Isi • Điểm nhô nhất của rìa cắn răng cửa giữa HT 7. Incision superius apicalis – Isa • Điểm chìa nhất của chóp chân răng cửa giữa HT 8. Maxillary first molar – U6 • Đỉnh múi ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất HT VÙNG XƯƠNG VÀ RĂNG HÀM DƯỚI 1. Infradentale – Id • Điểm trên và trước nhất của xương ổ răng HD 2. B point – B • Điểm sâu nhất trên đường cong từ Id đến Pog 3. Pogonion – Pog • Điểm trước nhất của cằm 4. Gnathion – Gn • Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm • Thường là trung điểm giữa Gn và Me 5. Meton – Me • Điểm thấp nhất của cằm 6. Gonion – Go • Điểm góc hàm, giao giữa bờ dưới càng ngang bờ sau cành đứng XHD 7. Articulare – Ar • Giao giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới và bờ dưới của nền sọ sau (phần xương chẩm) 8. Condylion – Co • Là điểm giữa và cao nhất của đầu lồi cầu 9. Mandibular central incisor – L1 • Điểm nhô nhất của mặt ngoài răng cửa giữa HD 10. Incision inferius incisalis – Iii • Điểm nhô nhất của rìa cắn răng cửa giữa HD 11. Incision inferius apicalis – Iia • Điểm chìa nhất của chóp chân răng cửa giữa HD 12. Mandibular first molar – L6 • Đỉnh múi ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất HD 13. Posterior point of occlussion – PPocc • Điểm cắn khớp phía sau • Vị trí khớp giữa răng hai hàm tại vị trí rãnh ngoài gần răng cối lớn thứ nhất HD Mô mềm hoặc là có những điểm riêng hoặc điểm tương ứng mô cứng giống lên mô mềm thì sẽ dùng ký hiệu điểm trên mô cứng và thêm dấu “’” 1. Glabella – G • Điểm trước nhất của trán 2. Nasion’ – N’/Na’/Ns’ • Điểm sau nhất vùng khớp trán – mũi • Tương ứng điểm N trên mô cứng 3. Pronasale – Pn • Điểm trước nhất của đỉnh mũi 4. Subnasale – Sn • Điểm ngay dưới chân mũi 5. Librale superius – Ls • Điểm giữa trên bờ viền môi trên 6. Librale inferius – Li • Điểm giữa trên bờ viền môi dưới 7. Poginion’ – Pog’ • Điểm trước nhất của cằm 8. Gnathion’ – Gn’ • Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm • Thường là trung điểm giữa Gn’ và Me’ 9. Meton’ – Me’ • Điểm thấp nhất của cằm 1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẼ PHIM • Giúp thấy rõ được đường vẽ mô phỏng từ phim sọ nghiêng, từ đó giúp việc đo đạt và phân tích chính xác • Giúp thực hiện được chồng phim để so sánh hiệu quả điều trị cũng như giúp theo dõi tăng trưởng xương hàm 2. KỸ THUẬT VẼ PHIM • Trước đây, việc vẽ phim dựa trên vẽ tay bằng giấy can, tuy nhiên bây giờ các phần mềm chỉnh hình đều có thể sử dụng công nghệ AI để nhận diện để vẽ và phân tích (tài liệu này sẽ nêu kỹ thuật vẽ bằng giấy can và liệt kê một số phần mềm hiện nay, chi tiết sử dụng phần mềm sẽ ở bài “Các phần mềm dùng trong chỉnh hình răng mặt” -> Bước 1: Chuẩn bị phim và giấy tracing (giấy can) • Đặt phim sọ nghiêng lên hộp đèn hoặc màn hình hiển thị • Đặt giấy can lên trên phim, cố định bằng băng dính ở các góc để tránh xê dịch trong quá trình vẽ • Sử dụng bút chì mềm (ví dụ: bút chì 2B hoặc 3B) để vẽ, giúp đường nét rõ ràng và dễ chỉnh sửa -> Bước 2: Vẽ các cấu trúc giải phẫu quan trọng sẽ xác định các điểm tham chiếu trước, bao gồm • Xương sọ: vòm sọ, nền sọ. • Xương hàm trên và hàm dưới: bao gồm các chi tiết như xương ổ răng, xương cằm • Răng: vẽ các răng hiện diện trên phim • Mô mềm: đường viền môi, mũi, cằm ❗Lưu ý vẽ các cấu trúc một cách chính xác và rõ ràng để phục vụ cho việc xác định các điểm chuẩn sau này. -> Bước 3: Vẽ các điểm tham chiếu cơ bản ở mô cứng và mô mềm đã giới thiệu ở mục ❹ ❗Lưu ý vẽ cả đốt sống cổ thứ 2 -> Bước 4: Vẽ các mặt phẳng tham chiếu cơ bản đã giới thiệu ở mục ❺ để phục vụ cho việc đo đạc -> Bước 5: Tiến hành đo lường và phân tích • Sử dụng thước đo góc và thước thẳng để đo các khoảng cách và góc giữa các điểm chuẩn và mặt phẳng tham chiếu • Ghi lại các số liệu đo được để phục vụ cho việc phân tích ❗Hiện nay có các thiết bị máy tính bảng như Ipad có bút cảm ứng có thể vẽ được, cách vẽ tương tự như trên giấy. Ta mở một phần mềm có thể vẽ, sau đó chèn phim vào và vẽ trên tấm phim đó (có thể phóng to thu nhỏ cho đúng kích thước dựa trên so sánh giữa thước trên phim và thước thật). Sau khi vẽ có thể thay phim khác nếu đang phân tích chồng phim Một số phần mềm chỉnh hình răng mặt phổ biến hiện nay trên thị trường Vì mỗi loại phân tích có sử dụng thêm các mặt phẳng/đường tham chiếu đặc trưng sẽ được nói cụ thể trong mỗi loại phân tích, phần này chỉ trình bày các mặt phẳng/đường tham chiếu cơ bản 1. Mặt phẳng SN • Đi qua điểm S và N • Tương đối dễ xác định và ít thay đổi • Đôi khi không còn chính xác nếu điểm S nằm thấp dẫn đến SN sẽ dốc hơn 2. Mặt phẳng Frankfort – FH • Đi qua Po và Or • Mặt phẳng FH cho thấy vị trí hai hàm chính xác hơn mặt phẳng SN 3. Mặt phẳng ngang cấu trúc (theo Legan và Burstone) • Mặt phẳng này qua điểm N, tạo một góc 7o so với mặt phẳng SN • Mặt phẳng này nằm trên mặt phẳng SN • Mặt phẳng này có xu hướng song song với mặt phẳng ngang thật sự • Tuy nhiên do phụ thuộc mặt phẳng SN nên có thể sai nếu mặt phẳng SN không còn đúng nữa 4. Mặt phẳng đứng thật sự (mặt phẳng tham chiếu đứng) • Khi chụp phim để 1 sợi dây dội cản quang • Mặt phẳng song song sợi dây dội và đi qua G hoặc Sn (thường dùng Sn hơn) là mặt phẳng đứng thật sự 5. Mặt phẳng ngang thật sự • Mặt phẳng đi qua N và vuông góc với sợi dây dội hoặc mặt phẳng đứng thật sự 6. Mặt phẳng hàm dưới • Tùy phân tích mà có nhiều cách vẽ √ Từ Go đến Gn √ Từ Go đến Me √ Mặt phẳng hàm dưới theo Downs: Điểm thấp nhất thân xương hàm dưới ở phía trước và phía sau √ Mặt phẳng song song với trục của thân xương hàm dưới và đi qua điểm thấp nhất của bờ dưới thân xương hàm dưới Tên phần mềm Điểm nổi bật Nền tảng hỗ trợ Dolphin Imaging • Được sử dụng rộng rãi nhất • Có thư viện phân tích chuẩn (Steiner, Ricketts, McNamara, vv...) • Kết hợp 2D và 3D Windows OnyxCeph3TM • Tích hợp công cụ AI hỗ trợ nhận diện điểm tự động • Hỗ trợ 2D và 3D • Phân tích mô mềm Windows Facad • Đơn giản, dễ sử dụng • Được nhiều trường đại học và phòng khám sử dụng Windows CephX • Phần mềm dựa trên nền tảng web • Không cần cài đặt • Có AI hỗ trợ tự động xác định landmarks Web – based (trên mọi thiết bị có trình duyệt) AudaxCeph • Chuyên sâu về phân tích 2D • Có nhiều tùy chọn cho các phương pháp phân tích khác nhau Windows Viewbox • Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích dữ liệu thống kê • Linh hoạt trong việc tạo phương pháp phân tích riêng Windows Romexis Cephalometric Analysis (Planmeca) • Liên kết trực tiếp với máy chụp Planmeca • Dễ dàng tích hợp với hệ thống lưu trữ của phòng khám Windows OrthoVision • Hỗ trợ phác thảo kế hoạch điều trị • Tạo báo cáo trực quan Windows PHIM SỌ NGHIÊNG DÙNG TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT ❷ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH PHIM SỌ NGHIÊNG ĐIỂM THAM CHIẾU MÔ CỨNG ❶ NHỮNG HẠN CHẾ Ở CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC MÀ PHIM SỌ NGHIÊNG CÓ THỂ KHẮC PHỤC ❹ ĐIỂM THAM CHIẾU POINT LANDMARKS ❸ KỸ THUẬT CHỤP ĐIỂM THAM CHIẾU MÔ MỀM ❻ KỸ THUẬT VẼ PHIM VẼ TRÊN GIẤY CAN VẼ BẰNG PHẦN MỀM ❺ MẶT PHẲNG & ĐƯỜNG THAM CHIẾU PLANE & LINE LANDMARKS ❼ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHIM SỌ NGHIÊNG ❽ PHƯƠNG PHÁP XẾP CHỒNG PHIM ❾ BẢNG TRA CỨU THÔNG SỐ Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng T B ấn Thành Tài 3 eneen 11 Emum m m * J My menenuml 2 m- unu Emmunu Eme un - *- ea ** Y J J =
• Có nhiều phương pháp phân tích phim sọ nghiêng, không có một phương pháp nào chuẩn (lý tưởng), mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm • Việc kết hợp phương pháp tùy vào nhu cầu điều trị cũng nhưng kinh nghiệm điều trị của mỗi nhà lâm sàng Được trình bày ở trang sau 1. MỤC ĐÍCH CHÚNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XẾP CHỒNG PHIM • Quan sát được sử tăng trưởng, phát triển của xương và răng • Quan sát được hiệu quả điều trị của xương và răng • Cụ thể là đánh giá sự thay đổi của √ Mặt tổng thể √ Xương hàm trên và răng trên √ Xương hàm dưới và răng dưới √ Hướng tăng trưởng của lồi cầu √ Sự xoay của hàm dưới 2. CÁC NGUYÊN TẮC KHI CHỒNG PHIM • Chồng phim tại một điểm tham chiếu cố định √ Chọn một điểm hoặc mặt phẳng ổn định để chồng trùng các phim với nhau nhằm đảm bảo so sánh chính xác √ Các điểm tham chiếu thường là: S, Ba, ANS – PNS, hoặc các cấu trúc nền sọ ổn định khác ❗S thường ít thay đổi hơn Ba ❗Implant ít thay đổi vì không tăng trưởng • Ưu tiên vùng cần nghiên cứu √ Chồng phim càng gần vùng quan tâm càng tốt để giảm sai số √ Đảm bảo độ chính xác cao trong khu vực cần theo dõi sự thay đổi • Giảm thiểu sai lệch √ Hạn chế sai số bằng cách giữ cố định đầu bệnh nhân khi chụp √ Sử dụng cùng một thiết bị và kỹ thuật chụp trong các lần so sánh √ Sử dụng nhiều phương pháp chồng phim • Kết hợp nhiều kỹ thuật chồng phim để √ Phân tích thay đổi tổng thể của sọ mặt √ Phân tích riêng rẽ hàm trên và hàm dưới √ Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng khác nhau • Đảm bảo vẽ chính xác và rõ ràng √ Vẽ các cấu trúc giải phẫu một cách cẩn thận để làm căn cứ xác định các điểm chuẩn √ Sử dụng mã màu theo tiêu chuẩn (đen – trước điều trị, xanh dương – đang điều trị, đỏ – sau điều trị, xanh lá – duy trì) • Chồng phim theo thứ tự thời gian: So sánh tuần tự từ phim đầu tiên đến phim sau để theo dõi sự thay đổi một cách trực quan và khoa học • Mục đích: Đánh giá thay đổi tổng thể răng – mặt do tăng trưởng hoặc điều trị • Các mặt phẳng tham chiếu khi chồng phim √ Broadbent: Mặt phẳng Bolton (đi qua Ba và N) √ Downs: Mặt phẳng Ba – N tại điểm Ba √ Ricketts: Mặt phẳng Ba – N tại điểm Cc √ S – N tại điểm S (phổ biến) √ Các cấu trúc nền sọ ít thay đổi được xác định bởi Melsen • Mục đích: Đánh giá sự di chuyển của XHT và răng hàm trên so với nền sọ • Các mặt phẳng tham chiếu khi chồng phim √ Theo mặt phẳng ANS – PNS √ Theo sàn mũi tại bờ trước XHT, hạn chế thay đổi của ANS √ Theo khe chân bướm hàm √ Theo cấu trúc xương khẩu cái (McNamara) √ Theo implant kim loại (Bjork, Skieller) √ Theo bờ trước mấu gò má xương hàm trên (Bjork, Skieller) • Mục đích: Đánh giá sự di chuyển của răng hàm dưới và thay đổi XHD • Các mặt phẳng tham chiếu khi chồng phim √ Theo bờ dưới xương hàm dưới √ Theo đường tiếp tuyến bờ dưới √ Theo mặt phẳng Me – Go √ Theo các cấu trúc ổn định do Bjork và Skieller xác định . Đường viền trước của xương vùng cằm (vùng 1) . Đường viền trong của vỏ xương bờ dưới vùng cằm và những cấu trúc bề mặt phần dưới của cằm (vùng 2) . Phía sau, là đường viền của kênh răng dưới (vùng 3) . Đường viền dưới của mầm răng khôn đã được khoáng hóa (vùng 4). Cấu trúc vùng 4 chỉ có thể chồng phim được từ lúc bắt đầu khoáng hóa thành răng đến lúc thành lập chân răng. Trước và sau hai giai đoạn phát triển này, mầm răng sẽ thay đổi vị trí đáng kể Mặt phẳng Bolton So sánh các chỉ số phân tích Steiner ở mô cứng giữa dân số Việt Nam và các chủng tộc khác Chỉ số Cephalometric Người da trắng (Steiner) Dân số Việt Nam Người Nhật Người Hàn Người Mỹ gốc Mexico Người Ấn Độ SNA (°) 82 84.4 81.3 81.15 83.6 84.14 SNB (°) 80 81.3 76.8 78.7 80.8 81.85 ANB (°) 2 2.9 4.5 2.5 2.8 2.27 SND (°) 76 77.9 73.4 75.8 77.3 79.36 SN-GoGn (°) 32 26.5 36.2 33.4 31.1 27.91 SN-Occ (°) 14 13.2 20 16.9 15.8 11.79 Răng cửa trên với NA (°) 22 24.8 24.1 23.4 20.5 27.44 Răng cửa dưới với NB (°) 25 29.1 31.2 27.4 26.7 30.75 Góc giữa răng cửa trên và dưới (°) 131 122.6 120.3 126.55 130 119.69 Răng cửa trên với NA (mm) 4 4.2 5.9 7 5.5 7.46 Răng cửa dưới với NB (mm) 4 4.7 7.8 7.2 5.7 7.5 SE (mm) 22 20.8 21 - 21.3 21.46 SL (mm) 51 53.0 41.1 - 53.9 59.66 Pog-NB (mm) - 2.4 0.43 1.8 0.9 1.06 Nguồn: Anh, T. T., Dang, T. V., An, N. P., Ngoc, V. T. N., Phuong, N. T. T., & Anh, L. Q. (2016). Cephalometric norms for the Vietnamese population. APOS Trends in Orthodontics, 6(4), 200–204 Bảng chỉ số phân tích cephalometric theo ricketts theo độ tuổi (9-18) • Nam từ 18 tuổi trở đi sẽ có giá trị giống năm 18 tuổi • Nữ từ 15 tuổi trở đi sẽ có giá trị giống năm 15 tuổi Phân loại đánh giá Chỉ Số Đánh Giá Theo độ tuổi -> 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Cranial base evaluation Cranial Deflection - 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° 27°±3° Anterior Cranial Length 1 mm/year 55mm±2.5 56mm±2.5 57mm±2.5 58mm±2.5 59mm±2.5 60mm±2.5 61mm±2.5 62mm±2.5 63mm±2.5 64mm±2.5 Posterior Cranial Length 0.5 mm/year 39mm±2.2 39.5mm±2.2 40mm±2.2 40.5mm±2.2 41mm±2.2 41.5mm±2.2 42mm±2.2 42.5mm±2.2 43mm±2.2 43.5mm±2.2 Face typology Total Facial Height - 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° 60°±3° Facial Taper - 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° 68°±3° Mandible growth direction Facial Axis - 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° Mandible shape Mandible Arc 0.6°/year 22°±4° 22.6°±4° 23.2°±4° 23.6°±4° 24.2°±4° 24.8°±4° 25.4°±4° 26°±4° 26.6°±4° 27.2°±4° FMA -0.5°/year 26°±3° 25.5°±3° 25°±3° 24.5°±3° 24°±3° 23.5°±3° 23°±3° 22.5°±3° 22°±3° 21.5°±3° Corpus Axis 1.6 mm/year 65mm±4 66.6mm±4 68.2mm±4 67.8mm±4 69.4mm±4 71mm±4 72.6mm±4 74.2mm±4 75.8mm±4 77.4mm±4 Posterior Facial Height 1 mm/year 55mm±3 56mm±3 57mm±3 58mm±3 59mm±3 60mm±3 61mm±3 62mm±3 63mm±3 64mm±3 Skeletal ralations Convexity Point A -0.2 mm/year -2mm -1.8mm±2 -1.6mm±2 -1.4mm±2 -1.2mm±2 -1mm±2 -0.8mm±2 -0.6mm±2 -0.4mm±2 0mm±2 Ba-Na.A - 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° 63°±3° Maxilary Depth - 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° 90°±3° Facial Depth 0.33°/year 87°±3° 87.3°±3° 87.6°±3° 87.9°±3° 90.2°±3° 90.5°±3° 90.8°±3° 91.1°±3° 91.4°±3° 91.7°±3° Lower Facial Height - 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° 46°±3° Dental condition Upper 6 to PTV line 1 mm/year 12mm±3 13mm±3 14mm±3 15mm±3 16mm±3 17mm±3 18mm±3 19mm±3 20mm±3 21mm±3 Lower 6 to PTV line 1 mm/year 15mm±3 16mm±3 17mm±3 18mm±3 19mm±3 20mm±3 21mm±3 22mm±3 23mm±3 24mm±3 Interincisors Angle - 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° 126°±10° Upper 1 to Lips Embrasure - - - - - - - - - - - Lower 1 Extrusion to OP - 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm 1.2mm Lower 1 to A-Po mm - 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 1mm±2.5 Lower 1 to A-Po Angulation - 22° 22° 22° 22° 22° 22° 22° 22° 22° 22° Aesthetic E Line -0.2 mm/year -2mm -2.2mm -2.4mm -2.6mm -2.8mm -3mm -3.2mm -3.4mm -3.6mm -3.8mm Đặc điểm góc lồi mặt trên mô mềm Chỉ số đo lường Diễn giải Nam (n=50) Nữ (n=42) Tổng cộng (n=92) | P-value Góc lồi mặt tổng thể không tính mũi (°) Gl – Sn – Pog' 6,40 ± 5,57 6,52 ± 4,91 6,45 ± 5,26 | 0.971 Góc lồi mặt (°) N' – Sn – Pog' 166,35 ± 5,43 168,03 ± 4,97 167,15 ± 5,24 | 0.14 Góc lồi tổng thể có tính mũi (°) N' – Pn – Pog' 135,37 ± 6,48 135,43 ± 4,20 135,40 ± 5,44 | 0.956 Nguồn: Le, L. N., Do, T. T., Le, P. K. V., Huynh, D. V., & Nguyen, T. K. T. (2023). Norms of soft tissue cephalometric in the 18–25 age demography in Vietnam. Journal of Orthodontic Science, 12, Article 35 Đặc điểm môi và cằm mô mềm Chỉ số đo lường Diễn giải Nam (n=50) Nữ (n=42) Tổng cộng (n=92) | P-value Góc mũi – môi (°) Codg – Sn – Ls 83,10 ± 10,03 82,26 ± 9,90 82,68 ± 10,41 | 0.71 Độ nhô môi trên (mm) Ls – SnPog’ 4,30 ± 0,71 3,88 ± 0,97 4,09 ± 0,84 | 0.63 Độ nhô môi dưới (mm) Li – SnPog’ 2,12 ± 0,93 2,10 ± 1,05 2,11 ± 0,99 | 0.35 Độ nhô môi trên so với E-line (mm) Ls – Pn/Pog' -2,53 ± 0,91 -2,50 ± 0,94 -2,52 ± 0,92 | 0.84 Độ nhô môi dưới so với E-line (mm) Li – Pn/Pog' -0,95 ± 0,69 -0,95 ± 0,73 -0,95 ± 0,71 | 0.61 Độ lõm rãnh môi-cằm (mm) Li – Lr/Pog' -4,88 ± 0,93 -4,24 ± 0,93 -4,56 ± 0,98 | 0.01 Độ dày cằm (mm) Pog – Pog' 12,74 ± 2,13 12,05 ± 2,04 12,40 ± 3,10 | 0.20 Nguồn: Le, L. N., Do, T. T., Le, P. K. V., Huynh, D. V., & Nguyen, T. K. T. (2023). Norms of soft tissue cephalometric in the 18–25 age demography in Vietnam. Journal of Orthodontic Science, 12, Article 35 PHIM SỌ NGHIÊNG DÙNG TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT ❷ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH ❶ PHIM SỌ NGHIÊNG NHỮNG HẠN CHẾ Ở CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC MÀ PHIM SỌ NGHIÊNG CÓ THỂ KHẮC PHỤC ❸ KỸ THUẬT CHỤP ❻ KỸ THUẬT VẼ PHIM ❺ MẶT PHẲNG & ĐƯỜNG THAM CHIẾU PLANE & LINE LANDMARKS ❼ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHIM SỌ NGHIÊNG PHỔ BIẾN ❽ PHƯƠNG PHÁP XẾP CHỒNG PHIM ❾ BẢNG TRA CỨU THÔNG SỐ ❹ ĐIỂM THAM CHIẾU POINT LANDMARKS CHỒNG PHIM THEO NỀN SỌ CHỒNG PHIM TẠI VÙNG HÀM TRÊN CHỒNG PHIM TẠI VÙNG HÀM DƯỚI Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài Đặng Tấn Thành Tài newmen as wea b * weree mmm # num menmene e - S = 5. enemenae g I im7 . 14 =