PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 2 (Đề 3).docx

1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 2, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VA. C. chu kì 2, nhóm VIA. D. chu kì 3, nhóm IVA. Câu 2. Trong nghiên cứu, khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở nào? A. Nitrogen có tính oxi hóa mạnh. B. Nitrogen rất bền với nhiệt. C. Nitrogen khó hóa lỏng. D. Nitrogen không có cực. Câu 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở điều kiện thường, NH 3 là chất khí không màu. B. Khí NH 3 nặng hơn không khí. C. Khí NH 3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. D. Khí NH 3 có mùi khai, xốc. Câu 4. Cho dung dịch NH 3 vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa trắng? A. HCl. B. H 2 SO 4 . C. H 3 PO 4 . D. AlCl 3 . Câu 5. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng ammonia, hydrogen và nitrogen sẽ: A. qua ống dẫn khí thải và được loại bỏ. B. đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng. C. tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp. D. hydrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Muối ammonium tan kém trong nước. B. Muối ammonium là chất điện li yếu. C. Muối ammonium kém bền với nhiệt. D. Dung dịch muối ammonium có tính chất base. Câu 7. Một nhà máy phân bón tổng hợp ammonia với công suất 34 tấn/giờ. Trong một giờ, khối lượng nitrogen và hydrogen đã phản ứng lần lượt là A. 28 tấn và 2 tấn. B. 14 tấn và 2 tấn. C. 28 tấn và 6 tấn. D. 28 tấn và 4 tấn. Câu 8. Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hóa được gọi là A. NO x tức thời. B. NO x nhiệt. C. NO x nhiên liệu. D. NO x tự nhiên. Câu 9. Xét phản ứng hóa học thường xảy ra cùng với quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồn đốt động cơ: 22rNg Og2NOg,H180,6kJ⇌ Nhận xét nào sau đây về phản ứng là không đúng? A. Nitrogen là chất oxi hóa. B. Phản ứng thuận thu nhiệt. C. Hiệu suất phản ứng rất thấp. D. Nitrogen là chất khử. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây là đúng để giải thích tính kém bền nhiệt của HNO 3 ? A. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía O. B. Liên kết N  O là liên kết cho nhận kém bền. C. Nguyên tử N có số oxi hóa +5 là số oxi hóa cao nhất của N. D. HNO 3 có khả năng nhường proton cho nước. Câu 11. Trong công nghiệp, quá trình sản xuất Ca(NO 3 ) 2 cùng làm phân bón được thực hiện bằng phản ứng giữa dung dịch HNO 3 với hợp chất phổ biến, giá rẻ nào sau đây? Mã đề thi: 203
2 A. CaO. B. Ca(OH) 2 . C. CaCO 3 . D. CaSO 4 . Câu 12. Các hình ảnh dưới đây mô tả cách pha loãng H 2 SO 4 đặc: Hình ảnh mô tả đúng cách pha loãng acid đảm bảo an toàn là A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 13. Một trong những nguồn nguyên liệu sản xuất sulfuric acid hiện nay là quặng pyrite. Thành phần chính có trong quặng pyrite là A. FeS 2 . B. CuFeS 2 . C. CaSO 4 .H 2 O D. HgS. Câu 14. Phân tử nào sau đây không phân cực? A. H 2 S. B. SO 2 . C. S 8 . D. H 2 SO 4 . Câu 15. Cho dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch NH 4 NO 3 1M, đun nóng thu được V lít khí ở đkc. Giá trị của V là A. 2,4790. B. 4,9580. C. 7,4370. D. 1,2395. Câu 16. Một bạn học sinh thu khí SO 2 vào bình tam giác và đậy miệng bình bằng bông tẩm dung dịch E (để giữ không cho khí SO 2 bay ra) theo sơ đồ bên. Theo em, để hiệu quả nhất, bạn học sinh cần sử dụng dung dịch E là dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Nước vôi. D. Nước máy. Câu 17. Phản ứng hóa học nào sau đây đóng vai trò chính chuyển hóa sulfur dioxide trong không khí ô nhiễm gây mưa acid? A. SO 2 + NaOH  NaHSO 3 . B. SO 2 + 2H 2 S  3S + 2H 2 O. C. SO 2 + H 2 O + Br 2  2HBr + H 2 SO 4 . D. SO 2 + NO 2  SO 3 + NO. Câu 18. Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X là A. BaSO 4 . B. Na 2 SO 4 . C. K 2 SO 4 . D. MgSO 4 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nitric acid có công thức Lewis và công thức cấu tạo như hình dưới đây: a. Trong phân tử nitric acid, nguyên tử N có hóa trị là V. b. Trong phân tử nitric acid, nguyên tử N có số oxi hóa là +4.
3 c. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen. d. Liên kết N  O là liên kết cho – nhận. Câu 2. Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa chất dinh dưỡng đã cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật phù du phát triển mạnh. a. Thông thường, khi hàm lượng nitrogen trong nước đạt 300 g/L và clorine đạt 20 g/L sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. b. Hiện tượng phú dưỡng làm giảm hàm lượng oxygen trong nước, gây ảnh hưởng xấu cho các loài sinh vật khác trong ao hồ. c. Nguồn dinh dưỡng từ ao hồ thường có nguồn gốc từ nước thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt thông qua các cống dẫn nước cố định. d. Khử trùng ao hồ sau khi tát cạn bằng vôi sống (CaO) cũng góp phần ra hiện tượng phú dưỡng. Câu 3. Sulfuric acid là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. a. Sulfuric acid được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học. b. Sulfuric acid được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, giấy, chế biến dầu mỏ,… c. Nguyên liệu chính để sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp là các muối sulfate. d. Trong công nghiệp, sulfuric acid chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp sulfate. Câu 4. Khí SO 2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng SO 2 vượt quá 350 μ g/m 3 không khí đo trong 1 giờ ở thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. a. Số oxi hóa của sulfur trong phân tử SO 2 là +2. b. SO 2 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid. c. Nồng độ SO 2 cao gây viêm và kích ứng hệ hô hấp. d. Nếu lấy 50 lít không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO 2 thì có thể kết luận rằng không khí ở thành phố đó bị ô nhiễm. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các nguyên liệu sau: sulfur, quặng pyrite (FeS 2 ), không khí, nước, vanadium (V) oxide (V 2 O 5 ). Có bao nhiêu nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid? Câu 2. Cho các chất sau: S 8 , H 2 S, N 2 , NH 3 , SO 2 và H 2 SO 4 , Có bao nhiêu chất trong dãy chất trên vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa? Câu 3. Sự phụ thuộc của độ tan khí ammonia trong nước vào nhiệt độ được mô tả ở hình dưới đây: Nồng độ phần trăm (%) của dung dịch ammonia bão hòa ở 30 o C là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 4. Cho 0,008 mol một loại hợp chất oleum (có công thức H 2 SO 4 .nSO 3 ) vào nước thu được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần dùng vừa đủ 48 gam dung dịch NaOH 4%. Tìm giá trị của n?
4 Câu 5. Phản ứng chuyển hóa hydrogen sulfide trong khí thiên nhiên thành sulfur được thực hiện theo sơ đồ phản ứng: H 2 S + SO 2  S + H 2 O. Khối lượng sulfur tối đa tạo ra khi chuyển hóa 1 000 m 3 khí thiên nhiên (đkc) (chứa 5 mg H 2 S/m 3 ) là bao nhiêu gam? Câu 6. Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen xảy ra trong những cơn mưa dông sấm sét, khởi đầu cho quá trình chuyển hóa từ nitrogen thành nitric acid. Nitric acid tan trong nước mưa và phân li ra ion nitrate ( 3NO ) là một dạng phân đạm mà cây trong hấp thụ được để sinh trưởng và phát triển. Quá trình chuyển hóa từ nitrogen thành nitric acid qua mấy giai đoạn? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.