Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 1 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO 2025 THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC ĐỀ SỐ 1 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ A. chế độ phong kiến. B. nhà nước tư sản. C. chính quyền vô sản. D. giai cấp tư sản. Câu 2. Vào thế kỉ XV, nhà Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược A. Minh. B. Thanh. C. Tống. D. Đường. Câu 3. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây? A. Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc. B. Kết thúc mọi tranh chấp trên thế giới. C. Quốc tế hóa chiến tranh xâm lược. D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 4. Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? A. Trật tự thế giới hai cực Ianta đã được xác lập. B. Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng. C. Hệ thống tư bản chủ nghĩa tan rã, sụp đổ. D. Xu thế đối đầu Đông – Tây vừa mới xuất hiện. Câu 5. Một trong những trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng A. Kinh tế. B. Nghệ thuật. C. Du lịch. C. Quân sự. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Đế quốc Mĩ nhảy vào Đông Dương. C. Thực dân Pháp bị mất hết thuộc địa. D. Chế độ phong kiến đã bị sụp đổ. Câu 7. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) nhằm mục đích nào sau đây? A. Bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa. B. Giành chính quyền về tay địa chủ. C. Xóa bỏ chế độ thực dân - phát xít. C. Thủ tiêu mọi giai cấp trong xã hội. Câu 8. Trong những năm 1961-1965, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. B. Lật đổ chế độ cai trị của thực dân Anh. C. Đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước. D. Xóa bỏ nhà nước chiếm hữu nô lệ. Câu 9. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 được đề ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Nền kinh tế bị khủng hoảng. B. Nhà nước cách mạng non trẻ. C. Chiến tranh lạnh vừa chấm dứt. D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền. Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây? A. Giành độc lập cho đất nước. B. Đánh bại phát xít Nhật Bản. C. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Xây dựng nhà nước vô sản. Câu 11. Năm 1995, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
2 B. Trở thành thành viên của Liên hợp quốc. C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào. D. Khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Việt Nam. C. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản. D. Biên soạn và đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Câu 13. Trong công cuộc cải cách đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. B. Trình độ phát triển cao nhất thế giới. C. Mở đầu cách mạng công nghiệp 4.0. D. Đưa con người lên Sao Hỏa, Mặt Trời. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Chính quyền đô hộ khủng hoảng trầm trọng. B. Sự chỉ huy tài giỏi của các tướng quân. C. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân. D. Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh. Câu 15. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị xói mòn là do nguyên nhân nào sau đây? A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. B. Sự tan rã của phe tư bản chủ nghĩa. C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Câu 16. Nội dung nào sau đây là triển vọng của cộng đồng ASEAN? A. Sự phát triển quan hệ giữa các thành viên. B. Có nền kinh tế hiện đại nhất thế giới. C. Các mâu thuẫn xã hội đều được thủ tiêu. D. Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa. Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. B. Nhân dân miền Nam giành được chính quyền ở các đô thị lớn. C. Toàn bộ thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ổn định, lớn mạnh. D. Xu thế đa cực ra đời, chi phối sự phát triển của quan hệ quốc tế. Câu 18. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 là A. xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. B. duy trì chế độ lao động tập trung và bao cấp. C. thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng cầm quyền. D. tập trung nguồn lực khôi phục chế độ phong kiến. Câu 19. Trong thời kì 1954 – 1975, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. B. Vận động thực dân Anh rút quân về nước. C. Kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. D. Đàm phán với quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945? A. Góp phần củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. B. Sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Khẳng định con đường giành độc lập tự do cho dân tộc. D. Lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 21. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, nhân tố nào sau đây thúc đẩy sự chuyển biến của quan hệ quốc tế? A. Vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng diễn ra quyết liệt. B. Chủ nghĩa khu vực phát triển thay thế cho chủ nghĩa dân tộc.
3 C. Sự phát triển tương hỗ giữa hai hệ thống xã hội đối lập. D. Bản chất chế độ tư bản thay đổi theo nguyện vọng nhân dân. Câu 22. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1975? A. Sự thống nhất trong ý chí và hành động của các lực lượng tham gia chiến đấu. B. Có sự lãnh đạo sáng suốt của các lực lượng xã hội mới với đường lối đúng đắn. C. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh mang tính dân tộc, dân chủ và cách mạng. D. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu cao độ của các lực lượng cách mạng. Câu 23. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 cho thấy A. sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa. B. việc thay đổi chế độ chính trị là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế. C. kinh tế là nhân tố quyết định bản chất và sự ổn định của chế độ chính trị. D. hội nhập quốc tế là điều kiện tiên quyết của tăng trưởng và ổn định xã hội. Câu 24. Trong thời kì 1930 – 1945, Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây với cách mạng Việt Nam? A. Sáng lập tổ chức cách mạng quyết định vận mệnh của quốc gia dân tộc. B. Giải quyết thành công các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. C. Truyền bá tư tưởng tiến bộ, bảo vệ vững chắc chính quyền công nông. D. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành các mục tiêu chiến lược của cách mạng. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Nội dung Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Năm 1942 Tuyên bố về Liên hợp quốc ra đời. Năm 1943 Hội nghị Tê-hê-ran khẳng định việc thành lập Liên hợp quốc. Năm 1945 Liên hợp quốc ra đời. Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. a) Bảng thông tin thể hiện về những vấn đề liên quan đến Liên hợp quốc. b) Liên hợp quốc ra đời xuất phát từ khát vọng hòa bình của nhân loại. c) Mỹ, Anh, Liên Xô vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác với nhau trong vấn đề thành lập và duy trì hoạt động của Liên hợp quốc. d) Việt Nam và Liên hợp quốc đều đóng góp cho sự phát triển thông qua việc khởi xướng và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc[... ] là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta". Còn "cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước".
4 (https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc lan-thu-iii- 175) a) Trong thời kì 1954 – 1975 ở Việt Nam, cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước. b) Cách mạng miền Nam có tác động tích cực đối với cách mạng miền Bắc trong thời kì 1954 – 1975 ở Việt Nam. c) Việt Nam chủ trương dùng chiến tranh cách mạng để hoàn thành mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. d) Cách mạng Việt Nam góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân vì đã ngăn ngừa âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”. (Nguyễn Phú Trọng: “Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm đã có; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr. 18). a) Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam luôn coi trọng sự phát triển hài hòa về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. b) Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng thể hiện đạo lí và truyền thống tốt đẹp của nhân loại. c) Những thành tựu của Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc và đổi mới đất nước đã giúp Liên hợp quốc thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỉ. d) Đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo được ưu tiên bảo vệ trong chiến tranh và phát triển trong thời bình. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. (Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 664). a) Việt Nam thực hiện hội nhập để xây dựng, phát triển đất nước. b) Việt Nam thực hiện hội nhập tuần tự từ khu vực đến quốc tế. c) Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để các nước hội nhập với Việt Nam. d) Để phát triển bền vững, Việt Nam cần kết hợp hài hòa các yếu tố truyền thống và hiện đại. -----------------------------HẾT-----------------------------