PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. ĐỀ VIP 1 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN HÓA HỌC - ( HT1)- fix.Image.Marked.pdf

ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA (Đề thi có 04 trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HOÁ HỌC – ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong ăn mòn hóa học, loại phản ứng hóa học xảy ra là phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng oxid hóa- khử. C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng hóa hợp. Câu 2. Thành phần chính của thạch cao là CaSO4.Tên của hợp chất này là A. calcium sulfite. B. calcium sulfuric. C. calcium pesulfate. D. calcium sulfate. Câu 3. Từ monomer nào sau đây có thể điều chế được poly (vinyl alcohol)? A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=CH-OCOCH3. C. CH2=CH-COOC2H5. D. CH2=CH-CH2OH. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về liên kết kim loại là đúng? A. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hóa trị tự do. Vì vậy, liên kết kim loại cũng chính là liên kết ion. B. Liên kết kim loại được hình thành do giữa các nguyên tử kim loại có sự dùng chung các electron hóa trị tự do. Vì vậy, liên kết kim loại cũng chính là liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại. D. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sự xen phủ các orbital chứa electron hóa trị tự do của các nguyên tử kim loại. Câu 5. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6 . Nguyên tử R là A. Ne. B. Na. C. K. D. Ca. Câu 6. Cho các chất riêng biệt sau đây: Na2CO3 ; HCl ; NaOH, Ba(OH)2, Na3PO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. 2. B. 4. C. 5. D. 1. Câu 7. Túi nylon, nhựa là các polymer tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, thời gian phân hủy trong môi trường lên đến hàng trăm năm, đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau khi học xong chương Polymer (hóa học lớp 12), giáo viên đưa ra chủ đề “Chất thải nhựa: Tác hại và hành động của chúng ta” cho lớp cùng thảo luận. Các bạn trong lớp đưa ra các ý kiến sau: (1) Có thể tiêu hủy túi nylon và đồ nhựa bằng cách đem đốt chúng sẽ không gây nên sự ô nhiễm môi trường. (2) Nếu đem đốt túi nylon và đồ làm từ nhựa có thể sinh ra chất độc, gây ô nhiễm: hydrochloric acid, sulfuric acid, dioxin ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và làm hại tầng khí quyển. (3) Túi nylon được làm từ nhựa PE, PP có thêm các chất phụ gia vào để làm túi nylon mềm, dẻo, dai, dễ bị thuỷ phân trong môi trường nên được khuyến khích sử dụng thay cho các loại túi nylon khác. (4) Cần có các vật liệu an toàn, dễ tự phân hủy hoặc bị phân hủy sinh học, thí dụ túi làm bằng vật liệu sản xuất từ cellulose. Có bao nhiêu ý kiến đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Cây trồng muốn sinh trưởng tốt và phát triển toàn diện, cho năng suất cao...thì cần được chăm sóc, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.Trong các loại phân bón cho sau đây thì loại phân nào giúp cây xanh tốt, phát triển nhanh và cho nhiều củ quả? A. Phân đạm. B. Phân kali. C. Phân lân. D. Phân vi lượng. Mã đề: HT1
Câu 9. Hydrocarbon nào sau đây sẽ có phổ khối như phổ cho dưới đây? A. CH4. B. C2H2. C. C2H4. D. C2H6. Câu 10. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. CH3COOC2H5. Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc ba và là chất khí ở điều kiện thường? A. CH3NH2. B. (CH3)3N. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2NHCH3. Câu 12. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử saccharose là A. 45. B. 24. C. 22. D. 46. Câu 13. Phương trình hoá học thuỷ phân 2-bromo-2-methylpropane trong NaOH là H C Br 3C CH3 CH3 2-bromo-2-methylpropane + NaOH H3C C OH CH3 CH3 + H2O Phản ứng trên diễn ra theo 2 giai đoạn được mô tả như sau: Giai đoạn 1. H C Br 3C CH3 CH3 H3C C CH3 CH3 + Br Giai đoạn 2. H3C C OH CH3 CH3 H3C C CH3 CH3 + OH Nhận định nào sau đây đúng? A. Phản ứng thuỷ phân 2-bromo-2-methylpropane là phản ứng tách nguyên tử halogen. B. Trong giai đoạn (1) do độ âm điện C lớn hơn Br nên liên kết phân cực về phía Br. C. Trong giai đoạn (2) có sự hình thành liên kết σ. D. Dẫn xuất 2-bromo-2-methylpropane là dẫn xuất halogen bậc 4. Câu 14. Tên gọi của ester có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH(CH3)2 là A. Propyl acetate. B. isopropyl acetate. C. Secpropyl acetate. D. Propyl formate. Câu 15. Tên thay thế của alanine là
A. α–aminopropionic acid. B. α–aminopropanoic acid. C. 2–aminopropionic acid. D. 2–aminopropanoic acid. Câu 16. Thực hiện một thí nghiệm về tính điện di ở pH = 6 để tách ba amino acid (cho bảng thông tin dưới đây): Cấu trúc NH3 N H NH2 H2N O O H3N O O NH3 O O O O Tên (pHI) Arginine (10,76) Glycine (5,97) Glutamic acid (3,22) Cho các phát biểu sau: (a) Tại pH = 6 thì arginine tồn tại dạng anion. (b) Tại pH = 6 thì glycine vẫn tồn tại dạng ion lưỡng cực thì có giá trị pHI gần bằng 6. (c) Các vệt A, B, C lần lượt là glutamic acid, glycine, arginine. (d) Tại pH = 6 thì glutamic acid tồn tại dạng cation và bị hút về cực dương. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Sử dụng thông tin ở bảng dưới đây để trả lời các câu 17 - 18: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau: Cặp oxi hóa - khử Al3+/Al Zn2+/Zn Fe2+/Fe Cu2+/Cu Ag+ /Ag E0 (V) -1,676 -0,763 -0,440 0,340 0,799 Câu 17. Dựa trên bảng thế điện cực chuẩn cho ở trên thì phản ứng nào cho dưới đây là sai? A. Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu. B. Al + 3Ag+ Al3+ + 3Ag. C. Cu + Fe2+  Fe + Cu2+ . D. Zn + Fe2+ Zn2+ + Fe. Câu 18. Sức điện động chuẩn của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là 2,475 V. Hai cặp oxi hoá-khử hình thành pin lần lượt là A. Al3+/Al và Ag+ /Ag. B. Zn2+/Zn và Al3+/Al. C. Fe2+/Fe và Cu2+/Cu. D. Al3+/Al và Cu2+/Cu. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine. Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g/mL ở 30 °C).
Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng. a. Có thể dùng sulfuric acid đặc làm khô khí chlorine thoát ra. b. Trong thí nghiệm điện phân thì Cl2 sẽ thoát ra tại cực cathode. c. Phương trình điện phân dung dịch NaCl là 2NaCl + 2H2O màng2NaOH + H2 + Cl2. d. Giá trị của m là 237 m3 (cho phép làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 2. Nấm men là chất xúc tác cho phản ứng lên men ethyl alcohol trong điều kiện không có khí oxygen. Quá trình lên men là một quá trình tỏa nhiệt.Từ 250 gam glucose, thực hiện quá trình lên men rượu trong phòng thí nghiệm, kết quả biểu thị theo đồ thị sau: Kết quả nghiên cứu nhận thấy: • Tốc độ phản ứng tăng lên và dung dịch trở nên đặc và ấm hơn. • Sau một thời gian từ ngày thứ 10 phản ứng hầu như dừng lại dù trong dung dịch vẫn còn glucose. a. Phương trình lên men glucose là : C6H12O6 menruou2C2H5OH + CO2. b. Trong quá trình lên men ngoại trừ ethyl alcohol thì còn có thể tạo thành một số sản phẩm như CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5. c. Dung dịch trở nên đặc hơn là do khí CO2 bay ra làm khối lượng dung dịch tăng nên nồng độ dung dịch tăng lên. d. Hiệu suất lên men của ngày thứ 10 là 78%. Câu 3. Ba hợp chất thơm A, B, C đều có ứng dụng trong thực tiễn: A có tác dụng chống sinh vật kí sinh (chấy, rận); B làm chất tạo mùi hạnh nhân; C là một thành phần của thuốc mỡ Whitfield, được dùng để điều trị các bệnh về da như nấm da, giun đũa. Cho biết A là một alcohol bậc I có CTCT là C6H5CH2OH. Sơ đồ chuyển hoá giữa ba chất A, B, C như sau: 3 2 0 1.[Ag(NH ) ]OH CuO,t 2.HCl A B C   a. Chất C là một aldehyde có tên thường là benzaldehyde. b. Phổ IR của A có peak hấp thụ ở vùng 3500-3200 cm-1 . c. Chất B có tín hiệu peak đặc trưng ở vùng 1700 cm-1 và peak ở vùng 2650 – 2880 cm-1 . d. Có thể phân biệt chất B và C bằng phổ IR. Câu 4. Muối FeCl3 khan là những tinh thể có màu vàng nâu. Hoà tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch có màu vàng nhạt (có chứa phức chất X). Lấy một ít dung dịch muối trên cho vào dung dịch KSCN thì thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng, để giải thích hiện tượng trên là do xảy ra sự tạo phức như sau: Fe3+ + SCN- [Fe(SCN)]2+ a. Phức chất X là phức chất của Fe3+ và phối tử H2O. b. Dung dịch chứa phức X có môi trường base. c. trong môi trường base thì phức [Fe(SCN)]2+ khó hình thành hơn vì ion Fe3+ sẽ tạo kết tủa Fe(OH)3 làm giảm nồng độ ion Fe3+ . d. Phản ứng trên dùng nhận biết ion Fe3+ cũng như nhận biết ion SCN- . 0 0.5 1 1.5 2 0 2 4 6 8 10 12 14 số mol ethyl alcohol Ngày

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.